đấy là cái bản chất sâu xa của tôi, tôi cảm thấy thế...” Chính vì thế mà ông
căm ghét cái xã hội đương thời mà ông cho là tổ chức hỏng. Ngày 2 tháng
Chạp năm 1852, ông chống lại cuộc đảo chính của Napôlêông III trước hết
là vì tên độc tài này phản bội những kẻ đau khổ. Ông đã thú thật: “Tôi có
biết rõ tại sao tôi muốn cầm đầu và rồi chiến thắng sẽ đem lại cái gì không?
Không rõ lắm. Nhưng tôi cảm thấy rõ ràng vị trí của tôi là ở phía có người
kêu lên “Cộng hòa dân chủ và xã hội muôn năm! Đứng về phía đó sẽ là tất
cả những đứa con đã bị bố hành hạ bất công, tất cả những học sinh đã bị
thầy giáo làm ứa máu vì những đòn nhục nhã, tất cả những giáo sư đã bị
ông hiệu trưởng chửi mắng, tất cả những ai bị đói khát vì những sự bất
công”. Và, ngày 18 tháng Ba 1871, khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Công xã Pari,
ông kêu lên: “Thế đấy! Cách mạng nổ ra rồi! Vậy là nó tới, cái giây phút
đã ước mong và chờ đợi kể từ hành động độc ác đầu tiên của người bố, từ
cái tát đầu tiên của kẻ lên mặt mô phạm, từ cái ngày đầu tiên không có
bánh ăn, từ cái đêm đầu tiên không có nhà ở. - Đó là sự trả thù của trường
học, của bần cùng, và của tháng Chạp!”
Chung quy, Juyn Valex trước hết là một người không phục tùng, một kẻ
nổi loạn. Ông chống lại chế độ đương thời, xã hội đương thời đã đành, ông
cũng còn không muốn bó mình theo một kỷ luật nào, một tổ chức nào, một
lý thuyết nào. Có lần Jăc Vanhtrax đã trả lời một số bạn chiến đấu: “Các
anh tin rằng phải có kỷ luật... kỷ luật, lúc nào cũng kỷ luật... nhưng chính
vô kỷ luật là linh hồn những cuộc chiến đấu của dân chúng...”Một lần khác
anh kêu lên: “Ái chà! Thánh thật! Thì ra ta không đứng vào một đảng phái
nào, một Giáo hội nào, một phe cánh nào, và một cuộc âm mưu nào, mà lại
là phải!” Và anh ta tự hào là một con người “độc lập” người chiến sĩ Jăc
Vanhtrax ưng làm một người lính tự do, “không đeo số hiệu trên mũ”. Cố
nhiên độc lập tính không phải là điều dở, chẳng hạn khi anh học sinh Jăc
Vanhtrax chống lại cái lối học tầm chương trích cú, nô lệ sách cũ người xưa.
Nhưng, ờ thời đại chúng ta ngày nay, “Cách mạng xã hội đòi hỏi ở những
chiến sĩ của nó, ở những nghĩa quân của nó, những phương pháp, những
kiến thức, một lý thuyết, một tổ chức, một chiến lược, những cái đó thiếu
thốn một cách tai hại “Những người đi trước chúng ta, những chiến sĩ Công
xã sẵn sàng hy sinh nhất và đáng mến nhất”
[7]
. Bản thân Juyn Valex là một
người trí thức có tư tưởng tự do cá nhân khá nặng, rõ ràng ông hoạt động