lập, trực diện đấu tranh chống giai cấp tư sản vào tháng Sáu năm 1848. Và
chính là phải trải qua những ngày tháng Sáu đẫm máu ấy nó mới bước đầu
rũ bỏ được ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, của mọi thứ“chủ
nghĩa xã hội tư sản và tiểu tư sản”.
Tuy nhiên, những năm liền sau khi cách mạng 1848 thất bại ở châu Âu
nói chung, chính là “thời đại - như Lênin đã nói,- mà tinh thần cách mạng
của phái dân chủ tư sản đã suy vong rồi (ở châu Âu), trong khi đó thì tinh
thần cách mạng của giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa chưa tới lúc già dặn”
[1]
.
Riêng ở nước Pháp, trong thời kỳ đầu của nền Đế chính thứ II tối phản động
thiết lập từ tháng Chạp 1852, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
bị lắng xuống cho mãi tới những năm 60 nó mới được phục hồi. Và với sự
thành lập Chi nhánh Pháp Quốc tế thứ nhất năm 1866, một thời kỳ bão táp
cách mạng mới lại mở ra để đến khi giai cấp tư sản thống trị, dưới nhãn
hiệu Chính phủ Quốc phòng, đầu hàng quân xâm lược Phổ (tháng Giêng
1871), thì nó lên tới đỉnh cao với phong trào Công xã Pari thiết lập nền
chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới trong bảy mươi hai ngày (18
tháng 3 đến 28 tháng 5 năm 1871).
*
* *
Juyn Valex sinh ra và lớn lên trong cái hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế
đó. Thị trấn quê hương ông ở sát cạnh những trung tâm công nghiệp như
Xanh-Êchiên (nơi mà cha ông đã từng tới dạy học một thời kỳ), như Lyông,
nên không khỏi nhận được âm vang mạnh mẽ của những làn sóng đấu tranh
của giai cấp công nhân. Và chàng trai có chí hướng muốn làm thợ đó đã
từng đi đầu trong đám thanh niên cộng hòa khi nổ ra cuộc Cách mạng tháng
Hai 1848. Sau đó, khi được gia đình gửi lên Pari theo học, Juyn Vanlex,
sống nghèo khổ ở thủ đô, lại đã sớm tiếp xúc với phong trào cách mạng trên
mảnh đất chôn nhau của cách mạng.
“Tôi đã đi vào lịch sử cuộc Cách mạng.
Người ta vừa mở ra trước mặt tôi một quyển sách trong đó có nói về bần
cùng và đói khát, trong đó tôi thấy diễu qua những bộ mặt làm tôi nhớ đến
cha Jôdép hoặc chú Sađơna, những người thợ mộc với chiếc compa mở
rộng ra làm vũ khí và những nông dân cầm chĩa sắt có vấy máu ở đầu răng.