Có những phụ nữ đi tấn công Vécxay, vừa đi vừa thét lên là bà Vêlô làm
nhân dân đói, và ngọn giáo có xiên ổ bánh mì đen - một lá cờ - đâm thủng
các trang sách và chọc vào mắt tôi...
... Lần này thì không còn là tiếng La-tinh nữa. Họ nói: “Chúng tôi đói!
Chúng tôi muốn tự do!”
Tôi đã ăn thử bánh mì quá cay đắng ở gia đình tôi, tôi đã bị hành hạ quá
nhiều ở nhà nên những tiếng kêu đó không thể không làm kinh động trái tim
tôi”.
[2]
Juyn Valex đã kể lại như thế cuộc tiếp xúc đầu tiên của mình với phong
trào cách mạng Pari qua một cuốn lịch sử cuộc Cách mạng 1789 và người ta
đã đưa ông mượn đọc. Và không lạ rằng Juyn Valex đã từ đó tiến tới đứng
dưới lá cờ của Công xã Pari để hợp thành cái mà ông gọi là “Cuộc đại liên
minh của những đau khổ”.
*
* *
Công xã Pari thất bại; Juyn Valex, sau khi chiến đấu đến phút cuối cùng,
đã trốn ra được nước ngoài, ông sang Bỉ, Thụy-sĩ, rồi sang Anh. Ở đấy ông
sống nghèo khổ bằng nhuận bút của một số bài báo, trang tiểu thuyết đăng
trên vài tờ báo cộng hòa xuất bản ít ỏi ở Pari. Đến năm 1880, khi luật ân xá
được ban hành, ông trở về nước Pháp, viết sách viết báo cho tới lúc qua đời.
Juyn Valex bắt đầu viết từ khoảng cuối những năm 50, sau khi đã chật vật
làm đủ nghề để kiếm sống ở Pari. Ông cộng tác với một số tờ báo như
Figarô, Biến cố; ông giao thiệp với Giracđanh, ông vua báo chỉ đương thời,
và Vilơmexăng, chủ nhiệm báo Figarô. Trên tờ Figarô ông giữ mục Thị
trường chứng khoán là vấn đề mà ông nghiên cứu trong cuốn sách đầu tay
của ông nhan đề Tiền bạc (1857). Nhưng ít lâu sau ông bỏ mục đó để cộng
tác với những tờ báo không chịu phục tùng nền Đế chính như Tạp chí châu
Âu, Tự do, Báo chí, Thời đại... và chẳng mấy lúc ông nổi tiếng là một nhà
văn luận chiến hăng hái và độc lập, một nhà báo trào phúng và chiến đấu,
độc đáo và tài năng. Năm 1865, với tác phẩm Những kẻ không phục tùng
(Les Réfractai res) tập hợp một số bài báo, ông nhằm đả kích lối sống nghệ
sĩ giang hồ mà nhà văn đương thời Hăngri Muyêcgiê đã ca tụng trong cuốn
Cảnh đời sống giang hồ có ảnh hưởng xấu tới thanh niên. Năm 1867 ông