nhiên ta lại bảo họ rằng hai trăm bảy mươi độ. Tam giác trên trái đất không
phải thuộc hình học Ơ-clít, mà thuộc hình học không gian.
Nhà toán học của chúng ta cảm thấy mình là một anh hùng. Còn gì nữa,
quả là chú đã ra cho những người lưu trữ một bài toán ra trò. Thế là họ
không giải được.
Điện Tử bảo:
— Cần phải ra thêm cho họ một tam giác vũ trụ nữa.
— Ừ, - nhà toán học của chúng ta ậm ừ, - Hay đấy.
— Tất nhiên.
— Cậu kể nữa đi. Mình quên mất một ít, - Xư-ra-e-xkin nói láu lỉnh.
Điện Tử cầm lấy gậy vẽ ba ngôi sao lên cát.
— Đây là ba ngôi sao ở ba thiên hà khác nhau. Cậu hình dung ra chưa?
— Đây là ba đỉnh của tam giác vũ trụ chúng ta, - Điện Tử nói tiếp. - Giả
thiết rằng các cạnh của nó là các tia sáng. Ta biết rằng trong chân không bao
giờ tia sáng cũng đi thẳng. Nhưng vấn đề là khi đến gần các vì sao nó bị uốn
cong.
— Ô cậu, tại sao lại thế?
— Theo định luật vật lý: mặt trời, các vì sao và các thiên thể khác uốn
cong không gian bao quanh chúng. Bởi vậy tam giác của chúng ta hoàn toàn
không phẳng. - Điện Tử nối ba vì sao trên hình vẽ của mình bằng những
đường cong.
— Hiểu rồi, - Xư-ra-e-xkin khẽ nói, - hay thật. Như vậy thành ra thế này:
nếu mình muốn bay từ một ngôi sao này đến một ngôi sao khác, mình không
bay theo đường thẳng, mà bay theo đường cong.
— Em hoàn toàn đúng, - Điện Tử lên giọng thầy giáo. - Nhưng như thế
vẫn chưa đủ. Cậu đừng quên rằng các vì sao luôn luôn chuyển động. Các
thiên hà chạy xa trái đất với một tốc độ vô cùng lớn. Đấy, hãy đo tổng số các
góc trong một tam giác vũ trụ.