của cách giải thứ hai. Em sẽ lặp lại trình tự tính toán như trước cho đến khi
ra đáp số và điểm.
Mа-са-rơ Gu-xép nhận xét:
— Có quái gì đâu! Cậu ấn nút bấm đi và tớ sẽ viết.
Thầy Ta-ra-ta tất nhiên là nhận thấy bọn trẻ đang cười thích thú. Đôi mắt
kính của ông lấp loáng và hàng ria đen rung rung.
— Tại sao em Gu-xép lại nói như vậy? - ông giơ ngón tay trỏ lên và ra
một câu hỏi thú vị. - Em đó nghĩ rằng việc ấn các nút bấm thật là đơn giản.
Nhưng chúng ta hãy thứ xem em đó cân nhắc các cách giải mà máy đã gợi ý
như thế nào. Có một số cách đúng và một số cách không đúng. Không thể
đánh lừa “máy ôn tập” được đâu. Nó đánh giá các cách giải và cho điểm thật
chính xác. Hơn nữa, nó còn bấm giờ xem các em trả lời có kịp không và sẽ
ra luôn một câu hỏi tiếp theo.
Ma-ca-rơ Gu-xép gãi gãi gáy. Chú thấy cậu bạn ngồi cạnh đang co người
lại: cậu ta cau trán, vò đầu và lẩm bẩm điều gì... Quả thật không biết phương
án nào hay hơn: dài hay ngắn? Có lẽ là phương án ngắn. Nhưng có hai
phương án ngắn. Vậy phương án nào đúng, phương án nào sai? Biết đâu cả
hai phương án đều sai? Phải kiểm tra mọi phép cộng trừ nhân chia. Nhưng
phải nhanh kẻo hết giờ.
Xmi-rơ-nốp lau trán, nhăn nhó ấn lên nút bấm cuối cùng. Và thật là không
ngờ: trên ô nhỏ có tấm biển đề “điểm số” bừng lên con số “bốn”...
— Bốn điểm! - Ma-ca-rơ báo cho cả lớp.
— Tốt, - thầy Ta-ra-ta nói, - tuy rằng có thể khá hơn. Em chọn cách giải
đúng, nhưng rắc rối. Đó là một sai sót không lớn, chúng ta sẽ phân tích sau,
để sau này em sẽ giải ngắn gọn hơn... Bây giờ đến lượt em Gu-xép.
Mа-са-rơ ngạc nhiên thấy trên màn ảnh đã có những phương trình khác.
Chú ta cũng cau trán, mắt đảo dọc, đảo ngang, gí mũi cả vào màn ảnh.
Bọn trẻ phải lần lượt lên quyết chiến với “Máy ôn tập”. Tiếng nút bấm
lạch xạch, tiếng máy tính chạy êm êm, tiếng ồ, tiếng à và ánh mắt - tất cả