“Có lẽ anh muốn nói về máy móc chăng?”
“Tất nhiên!” - tôi khẳng định như vậy.
“Tôi tiếc cho anh, - Nhi-cô-lai nói. - anh mất hàng tháng trời để bày cho
máy cách giải một bài toán hình đơn giản mà như các anh vẫn cho là lập
chương trình bài toán. Trong khi đó, tôi, một con người không có năng khiếu
toán có thể giải nó trong nửa giờ. Xin lỗi, cái máy như vậy có thể dạy tôi
được gì?”.
Nhi-cô-lai đúng: dạy cho máy bao giờ cũng khó khăn hơn dạy cho người.
Và tôi không che giấu những khó khăn đó. Tôi nhắc anh bạn giàu tự ái của
tôi là anh ta giải bài toán đơn giản ấy bằng cách nào. Tất nhiên trong nửa giờ
ấy anh ta phải xử lý, phải chọn lọc một khối lượng thông tin nhất định, có
nghĩa là phải tìm cách giải bài toán dựa vào kiến thức, vào chương trình đã
được tích lũy trong những năm học. Nhi-cô-lai gật đầu: “Đúng, đúng như
vậy”.
Nhưng đâu phải chỉ có thế. Nhi-cô-lai không thấy hết rằng khi cầm lấy
cây bút chì, trong đầu ông ta không chỉ có những bài học nhà trường, những
công thức và những quy tắc thuộc lòng mà cả một cuộc sống. Hồi nhỏ ông ta
tập bò, tập đi, tập chạy giập mũi, vỡ gối mới hiểu nổi thế nào là không gian.
Ở nhà trường, ông ta tự làm lấy những dụng cụ, những mô hình, nào bào,
nào cưa, học hình họa và nhận ra rằng, hành tinh của chúng ta tròn. Sau hết,
ông ta ràng buộc với toàn bộ trái đất bằng những sợi dây vô hình: hàng tỷ
những cảm xúc lý, hóa, từ, điện kết lại thành một mớ phức tạp của hoạt động
tâm lý. Mọi thông tin thông thường đó được người lớn sử dụng. Những con
người như Nhi-cô-lai không bao giờ nhắc nhở đến chúng; họ cho những hiểu
biết của mình là tự nhiên mà có. Nếu ta đưa thông tin này vào máy, kể cả
những kiến thức nữa, nó sẽ thể hiện một trí thông minh chẳng khác chi anh
bạn tôi, nếu không hơn...
Giáo sư cười, đánh bại đối thủ của mình, nhưng ông lại bênh vực ngay:
Tuy vậy tôi cũng phí hơi sức đi “dồn” anh bạn mình. Mọi cuộc tranh cãi
này đều rất bổ ích. Chúng nhấn mạnh đến những khó khăn trong công việc