CHÚ CHIẾU BÓNG, NHÀ ẢO THUẬT, TAY ĐÁNH BÀI, VÀ TỤI
CHÚ CHIẾU BÓNG, NHÀ ẢO THUẬT, TAY ĐÁNH BÀI, VÀ TỤI
CON NÍT XÓM NHỎ SÀI GÒN NĂM ẤY
CON NÍT XÓM NHỎ SÀI GÒN NĂM ẤY
Lê Văn Nghĩa
Lê Văn Nghĩa
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương 39:
Chương 39:
Tay cô Lan Sinh run lên. Dấu hiệu của một cơn giận dữ bất ngờ. Cô cố
kiềm nén lại nhưng vẫn không thể làm chủ được cơn giận của mình. Cô
ngồi nhắm mắt, hít thở thật sâu để cho cơn nóng dịu lại.
Cô thật không tin vào mắt của mình khi đọc vào quyển tập mà thằng
Vân - liên toán trưởng đã đưa cho cô. Với những dòng chữ viết nắn nót,
nhưng nội dung lại mập mờ, thằng Minh ghi lại số tiền mà một số học sinh
trong lớp cô cũng như các lớp khác đã đóng tiền. Số tiền không lớn với cô
nhưng lại không nhỏ với tụi nó. Nhưng không phải vấn đề là tiền mà là ý
muốn kiếm tiền của thằng Minh khi nó vẫn còn đang ở lứa tuổi học trò.
Cô ngồi dựa hẳn vào ghế, bỗng dưng tâm trí cô trở lại với những ngày
cô còn là giáo sinh trường Quốc gia Sư phạm, đang hăm hở với những lý
thuyết về giáo dục, nhiệm vụ của giáo chức trong việc đào tạo học sinh tiểu
học về bốn phương diện: trí, đức, thể dục và xã hội. Cô được dạy rằng ngôi
trường tiểu học là nơi để rèn luyện học sinh trở thành những công dân
gương mẫu cho mai sau. Trong chương trình lớp nhì và lớp nhất, giáo chức
dạy cho trẻ con biết thế nào là lòng “nhân”, thế nào là tinh thần gia đình, thế
nào là lòng thương mến quê hương, tổ quốc. Ngoài giờ học, trong giờ chơi,
ngoài đường hoặc ở nhà của trẻ con, giáo chức, nếu có thể được, cần luôn
luôn theo dõi chúng để xem chúng có áp dụng những bài luân lý đã được
học rồi không?
Cô còn nhớ, buổi học cuối cùng của đời giáo sinh, giáo sư Trần văn Quế
[1] nghiêm khắc nói những lời tâm huyết: “Các em đừng xem nghề giáo
viên tiểu học như một nghề để kiếm cơm. Các em nên nhớ các em là những