viên gạch để xây dựng nền móng cho ngôi trường tiểu học - chiếm hạ tầng
của cơ quan giáo dục trong một nước. Nó rất quan trọng vì phạm vi của nó
rất rộng lớn và bao trùm tất cả thế hệ thanh thiếu niên của nước ta. Nó lại
còn quan trọng hơn nữa ở chỗ nó là nền tảng của chế độ giáo dục trong một
nước. Nếu nền tảng ấy không vững chãi thì công trình đồ sộ kiến thiết trên
đây sẽ sụp đổ ngay. Nước nhà thịnh hay suy, hùng cường hay bạc nhược,
thảy đều do đó mà ra cả”.
Thầy còn nhấn mạnh “Phần nhiều trẻ con sau khi đã học qua năm năm
bậc sơ tiểu, thì vì hoàn cảnh gia đình thiếu hụt, phải ra đời tìm kế sinh nhai.
Vì lẽ ấy mà ngay trong giai đoạn sơ tiểu này, nhà trường phải dạy con trẻ
một cách đầy đủ về bốn mặt: trí, đức, thể dục và xã hội. Và nhà trường là
ai? Chính là các em, là giáo chức tương lai với đầy đủ lương tâm, bổn phận,
vinh dự và trách nhiệm của mình”.
Nhìn những dãy bàn trống, với những chiếc cặp, sách vở, bút thước nằm
bừa bãi - nhìn ra ngoài sân trường, thấy lũ trẻ hồn nhiên chơi đùa, cô Sinh
tự hỏi mình đã làm tròn chức năng của một giáo chức như đã được dạy từ
trường sư phạm chưa? Có phải do cô đã quan tâm quá mức đến trí mà bỏ
quên phần đức: sợ các các em không đủ sức thi đậu vào đệ thất nên cô đã
quá tập trung vào các môn sẽ thi. Việc này cô Sinh cảm thấy đã khá thành
công vì những đứa học trò không khá toán lắm bây giờ đã giải được những
bài toán đã ra trong những kỳ thi trước. Cụ thể là trò Minh. Nhưng bây giờ
em ấy lại làm tiền các bạn bằng cách hứa cho các bạn xem La Thoại Tân,
Thẩm Thúy Hằng. Trẻ nhỏ, dễ tin nhau. Nhưng khi niềm tin đã bị lừa dối
thì rất dễ mang trong lòng sự mất niềm tin ngay từ nhỏ.
Tiếng trống vang lên báo hiệu giờ tan trường, cô Lan Sinh liền ra hiệu
kêu thằng Minh ở lại. Cô Lan Sinh không muốn hỏi chuyện nó trong giờ
học vì như thế sẽ làm nó xấu hổ với bạn bè. Nó sẽ nhục nhã và bị tổn
thương. Tuổi trẻ rất dễ bị tổn thương và sự tổn thương này sẽ đeo đẳng nó
suốt cuộc đời sau này. Giáo dục không phải là sự trừng phạt mà là sự giáo