văn Nghĩa, như tựa một tập truyện trào phúng mà anh tự nhận Thằng láu cá;
hoặc Nguyễn Nhật Ánh tự nhận Thằng quỷ nhỏ v.v... thì những tựa truyện
ấy, xét kỹ ta thấy ít nhiều đã phản ánh tâm thế (chứ không phải tính cách)
của nhà văn.
Không láu cá sao được, khi trong “Truyện dài dành cho thiếu nhi, người
lớn đọc cũng hổng sao” có khá nhiều tình huống cực kỳ... láu cá ở bọn trẻ.
Có thể đó là lúc xem phim chiếu thùng, vào rạp chiếu bóng không tốn một
xu nào; rồi những chiêu lật tẩy ảo thuật v.v... Phải là người trong cuộc mới
có thể viết khéo đến thế: “Thi thoảng khi xem gần hết tuồng chớp bóng, bọn
nó thường len lén lấy một cái cây, hoặc bạo gan như thằng Chim, là dùng
tay cạy một đầu dây điện ra khỏi cọc bình. Thế là máy quay phim đang
chạy sè sè bỗng dưng ngừng lại vì mất điện. Chú Hai Ngon vò đầu bứt tai
không biết sự cố xảy ra từ đâu. Chỉ chờ có vậy, tụi nó con nít đập tay vào
thùng thình thình, rồi đồng thanh kêu lên:
- Chiếu bóng gì ba-xì-cùn quá... trả tiền lại đi...”
Những tình tiết ngộ nghĩnh trẻ con, láu cá “nhất quỷ nhì ma thứ ba học
trò” hầu như dàn trải cả tập sách. Nhờ thế, khi đọc có những tình huống
khiến ta bật cười một cách tự nhiên.
Khi viết truyện dài, tiểu thuyết khi viết cho thiếu nhi, một nhà văn có
trách nhiệm bao giờ cũng nhớ đến vai trò của một nhà sư phạm. Lê văn
Nghĩa cũng vậy. Có điều yếu tố giáo dục ấy, anh “chêm” vào kín đáo và tỏ
ra hợp lý: Dì Hai lắc đầu, nhìn nó cười. “Thằng này thiệt là... Sao con Ba
này có phước, dạy dỗ làm sao mà có đứa con thiệt lễ phép. Mở miệng là dạ
thưa chớ không như mấy thằng nhỏ xóm Bó Chổi, mở miệng ra là chủi thề.
Đúng là có ăn, có học nó khác... Thằng này, lớn lên chắc không phải là
người phàm...”. Một chi tiết nhỏ đã gửi gắm nhiều điều đấy chứ? Đôi khi,
chỉ gọn lỏn một câu nói: “Lúc đó thằng con nhà ảo thuật nhìn thằng Chim
cười, nói vài tiếng: