- Trốn học. Xấu!”
Thêm một điều khiến phụ huynh yên tâm khi chọn tập truyện dài này
(rồi mình đọc ké) còn một phần do nhân vật người lớn... không láu cá! Họ
có những lời khuyên chí tình mà trẻ nhỏ nào cũng cần được nghe, chẳng
hạn muốn theo nghề, dù là nghề ảo thuật thì cần nhất vẫn là học chữ nghĩa:
“- Tại sao lại cần chữ nghĩa?
- Vì có chữ nghĩa nhiều, người ta mới đọc được sách rồi nghĩ ra được
nhiều trò mới lạ. Nhà ảo thuật là người phải nghĩ ra trò mới, rồi đóng đồ
nghề, phải dùng kỹ thuật, máy móc... Phải học, phải trở thành kỹ sư bách
khoa Phú Thọ thì mới là cao thủ. Mầy xem, mấy thằng cha ảo thuật gia ở
Sài Gòn này, có thằng cha nào học tú tài, đại học đâu... Cũng như tao vậy,
nhờ khéo tay, nhờ láu cá rồi ăn cắp nghề lẫn nhau. Dân Việt Nam giỏi lắm
nghen, không sáng chế được trò nào nhưng ăn cắp nghề thì giỏi tổ sư. Rồi
rốt cuộc ảo thuật chỉ để đi bán cao đơn hoàn tán dạo... Bao nhiêu trò, làm đi
làm lại hoài. Ngay tao cũng phát chán. Mầy muốn giỏi, thằng nhỏ, phải đi
học. À, mầy học lớp mấy rồi?”
Truyện viết cho người lớn hay thiếu nhi? Cả hai đấy chứ?
3. Nếu nhà văn Lê văn Nghĩa chỉ dừng lại với các trò chơi, tình huống...
chi tiết liên quan đến lũ nhóc, cũng đã hấp dẫn và có thể gợi nhớ lại kỷ
niệm hoa niên của bao nhiêu người. Thế nhưng thêm một điều khiến tôi tin
chắc nhiều người cũng hào hứng bởi anh đã khéo léo “gài” vào đó những
cảnh vật, nếp sống, sinh hoạt của người Sài Gòn thập niên 60. Do sống tại
Sài Gòn từ thuở còn cởi truồng tắm mưa nên anh có lợi thế hơn nhiều nhà
văn khác.
Chất liệu từ trong ký ức ngồn ngộn đổ ào xuống trang viết từ chuyện ăn
mì, xem chiếu bóng thùng, ảo thuật, đánh bài đến xem cọp xinêma v.v... đều
được anh đưa vào rất “ngọt” nên không cắt đứt hoặc làm nghẽn mạch văn