CHÚ CHIẾU BÓNG, NHÀ ẢO THUẬT, TAY ĐÁNH BÀI VÀ TỤI CON NÍT XÓM NHỎ SÀI GÒN NĂM ẤY - Trang 291

đang diễn ra. Thú thật, đọc những trường đoạn ắt người lớn có lúc ngậm
ngùi, hả hê rồi “bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người”...

Chính điều này mới tạo ra sự “khác người” của Lê văn Nghĩa.

4. Tôi không gọi tập truyện này do người lớn viết cho trẻ thơ mà chính

là “hồi úc trẻ thơ trong mắt trẻ thơ”. Nói như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh,
khi anh viết cho thiếu nhi thì trong anh có đứa trẻ mười bốn, mười lăm chạy
lon ton ngay sau trang viết. Thì Lê văn Nghĩa cũng không khác. Đọc kỹ, sẽ
thấy “thằng láu cá” học trò đang tinh nghịch đâu đó rất đáng yêu.

Sự “hóa thân” này chỉ có khi nhà văn thật sự yêu dấu tuổi nhỏ của mình:

“Trong đời, một lần ai cũng muốn có dịp trở lại để nhớ. Căn nhà nhỏ, con
xóm, những cái cây, con diều, bờ ruộng, bài hát vọng cổ giữa trưa hè,
những thằng bạn, những trò chơi... Tất cả đã đi về miền quá vãng. Ôi, tuổi
thơ của chúng ta... Một tuổi thơ đáng yêu, trân quý đầy ngọt ngào như mật
như thơ. Một tuổi thơ đã đi xa. Một tuổi thơ đã rời bỏ ta mà đi khi ta hờ
hững! Hạnh phúc cho ai có và còn tuổi thơ để hoài niệm.

Tôi cũng vậy. Tôi cũng muốn trở lại dòng sông tuổi thơ để gặp lại thằng

Minh, thằng Ti, thằng Chim, Út đẹt, Cảnh Hù... vì tôi là bạn của tụi nó
trong con xóm nhỏ Sài Gòn ngày tháng ấy.

Tôi chính là con Hồng - lớp nhứt hai trường tiểu học Bình Tây năm

1966”.

Nhà văn Lê văn Nghĩa đã kết thúc bằng những dòng chữ trữ tình ấy.

Nghe thương quá. Và cũng gợi nhớ bao điều về tuổi nhỏ của chính mình!

Lê Minh Quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.