- Đúng. Khán giả chỉ ngạc nhiên khi thấy vật bị biến mất nhưng sẽ thích
thú và vỗ tay khi thấy vật xuất hiện trở lại.
Và như để minh chứng, trái bóng bàn xuất hiện trở lại trong bàn tay của
ông.
Thằng Ti thắc mắc:
- Đồ vật biến mất rồi hiện ra vậy người biến mất rồi hiện ra được không
thầy?
- Được chứ nhưng đó là trò diễn lớn, phải diễn trên sân khấu mới được.
Câu hỏi của thằng Ti đã đánh trúng vào nỗi đau, niềm ước mơ của ông.
Trên ba mươi năm theo nghề ảo thuật, ông ước muốn được diễn một lần
những tiết mục lớn như cưa người làm ba khúc rồi ráp lại hoặc nhà ảo thuật
vừa mở cánh cửa bước vào thì bỗng nhiên biến mất và xuất hiện trở lại ở
một chỗ khác. Tất cả sự xuất hiện và biến mất này đều xảy ra trước mắt
khán giả. Nhưng muốn diễn trò này phải cần một sân khấu lớn. Nhiều đoàn
ảo thuật ngoại quốc đến diễn tại rạp Nguyễn văn Hảo [2] đã làm cho ước
mơ của nhà ảo thuật ngày càng cháy bỏng. Khi có một đoàn ảo thuật quốc
tế biểu diễn là đêm nào ông cũng bỏ tiền mua vé để xem tiết mục của họ và
ông tự suy gẫm tại sao họ làm đuợc như vậy. Ông còn cho thằng cha gác
cửa hậu trường tiền “dẩm chà” để ông được giả làm nhân công khuân vác
dụng cụ cho đoàn. Khi đứng trong hậu trường, với con mắt nhà nghề ông dễ
dàng khám phá được “cội lương” của họ. Một tiết mục ông có thể xem đi
xem lại vài chục lần mà không biết chán và cái làm ông vui nhất, thích thú
nhất là khi ông khám phá được bí mật của trò diễn. Mỗi lần đi xem về là
ông lấy cuốn tập - mà ông gọi đùa là cẩm nang lừa gạt - ghi chép và vẽ lại
sơ đồ cách biểu diễn. Vui là khi ông hiểu được tại sao nhà ảo thuật đó có thể
làm đồ vật mất và hiện được như vậy. Nhưng cái buồn của ông là khám phá
chỉ để biết chứ không diễn được. Vì muốn diễn một trò như thế ông phải có
sân khấu lớn, phải có tiền bỏ vốn để thực hiện trò diễn. Và phải có một nữ