CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG - Trang 138

3. Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tự
do

1. Giới hạn của nhà nước

Đối với người theo chủ nghĩa tự do, chính sách đối nội và đối ngoại

không hề mâu thuẫn với nhau, và trong mắt anh ta câu hỏi thường được đặt
ra và được thảo luận đến nát giấy là cần phải ưu tiên cho chính sách đối
ngoại hay ngược lại, là một câu hỏi vớ vẩn. Vì chủ nghĩa tự do, ngay từ
khởi thủy, là khái niệm chính trị bao trùm lên toàn thế giới, và những tư
tưởng mà nó tìm cách thực hiện trong một khu vực hạn chế cũng có giá trị
đối với phạm vi chính trị thế giới. Nếu người theo chủ nghĩa tự do có phân
biệt chính sách đối nội và đối ngoại thì chỉ là muốn cho thuận tiện với mục
đích phân loại, nhằm chia các vấn đề chính trị thành những nhóm chủ yếu,
chứ không phải vì tin rằng hai lĩnh vực này phải áp dụng những nguyên tắc
khác nhau.

Mục tiêu của chính sách đối nội cũng như đối ngoại của chủ nghĩa tự do

là: hòa bình. Mục đích mà nó nhắm đến là sự hợp tác hòa bình giữa các
quốc gia cũng như trong nội bộ từng quốc gia. Xuất phát điểm của tư tưởng
tự do là sự công nhận giá trị và tầm quan trọng của sự hợp tác giữa người
với người, và toàn bộ chính sách cũng như cương lĩnh của chủ nghĩa tự do
là nhằm giữ vững và mở rộng hơn nữa sự hợp tác giữa người với người
trong cộng đồng nhân loại. Lí tưởng tối thượng của chủ nghĩa tự do là sự
hợp tác hoàn hảo của toàn thể loài người được thực hiện một cách hòa bình
và diễn ra một cách suôn sẻ. Tư tưởng của chủ nghĩa tự do bao giờ cũng
bao trùm lên toàn cầu chứ không phải chỉ từng phần. Nó không dừng lại ở
những nhóm người nhất định, cũng không dừng lại trước phạm vi một làng,
một tỉnh, một nước hay một châu lục. Tư duy của nó mang tầm thế giới và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.