do từ thế kỉ XIX đã được nhiều người chấp nhận. Trước khi triết lí tự do –
với sự tán dương hòa bình vô điều kiện của nó – chiếm được tâm trí của con
người, không chỉ có chiến tranh giữa các dân tộc với nhau. Các dân tộc
thường xuyên bị xâu xé bởi những cuộc xung đột nội bộ và những cuộc đấu
tranh đẫm máu. Trong thế kỉ XVIII, người Anh đánh nhau với người Anh ở
Culloden; thậm chí ngay cuối thế kỉ XVIII, tại Đức, khi nhà nước Phổ đánh
nhau với nhà nước Áo, thì một số bang thuộc Đức đã tham chiến cho cả hai
phe. Trong khi đó, nhà nước Phổ chẳng thấy có gì xấu khi đứng về phía
nước Ý để đánh nước Áo thuộc Đức, và vào năm 1870 chỉ vì các sự kiện
diễn ra rất nhanh nên nước Áo mới không kịp đứng về phía Pháp trong cuộc
chiến tranh chống lại nước Phổ và các đồng minh của nước này. Nhiều
chiến thắng mà quân đội Phổ lấy làm tự hào lại là chiến thắng trong những
cuộc chiến tranh nhằm chống lại những bang thuộc Đức khác. Chính chủ
nghĩa tự do đã dạy các dân tộc giữ gìn hòa bình trong mỗi nước, và đấy
cũng là điều nó muốn các dân tộc phải giữ trong quan hệ với nhau.
Chính do sự phân công lao động quốc tế mà chủ nghĩa tự do mới rút ra
luận cứ chống chiến tranh đầy sức thuyết phục và không thể bác bỏ. Quá
trình phân công lao động đã vượt khỏi biên giới quốc gia từ rất lâu rồi. Hiện
nay không có quốc gia văn minh nào có thể đáp ứng được các nhu cầu nếu
chỉ dựa vào nền sản xuất của chính mình. Tất cả các nước đều phải nhập
khẩu và thanh toán bằng cách xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất. Bất cứ
điều gì có thể cản trở hoặc làm gián đoạn việc trao đổi hàng hóa trên thị
trường quốc tế đều sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền văn
minh nhân loại và đe dọa sự thịnh vượng, mà thực chất là đe dọa chính sự
tồn vong của hàng triệu triệu người trên trái đất. Trong thời đại, khi mà tất
cả các quốc gia đều phụ thuộc vào hàng hóa do nước ngoài sản xuất thì
không ai muốn gây chiến nữa. Bởi vì bất kì sự ngưng trệ nào trong việc
nhập khẩu hàng hóa như thế cũng có thể gây ra tác động quyết định đối với
sự thành bại của cuộc chiến phát động bởi quốc gia đã tham gia vào quá
trình phân công lao động quốc tế, nên chính sách muốn tính đến khả năng
chiến tranh phải cố gắng biến nền kinh tế quốc gia trở thành tự cấp tự túc,