lớp khác.
5. Tại sao lại phải bảo vệ cái hệ thống xã hội không tạo điều kiện cho
mỗi người thực hiện ước mơ của người đó hay giành được kết quả mà anh
ta cống hiến?
6. Quyền tư hữu tư liệu sản xuất có phải là món đồ lỗi thời trong cái “đồ
thừa” của thời đã qua mà những những người cảm thấy khó chấp nhận và
khó thích nghi với những điều kiện đã thay đổi phải mang trên lưng hay
không?
7. Tự bản chất, nền kinh tế thị trường cạnh tranh, trong trường hợp tốt
nhất, có chống lại nền hoà bình giữa các dân tộc và trong trường hợp xấu
nhất, có gây ra chiến tranh hay không?
8. Lấy gì biện hộ cho cái hệ thống kinh tế-xã hội gây ra quá nhiều bất
công trong thu nhập và tiêu thụ đến như thế?
9. Nếu để chủ nghĩa thực dụng sang một bên thì về mặt đạo đức, ta có
thể biện hộ cho quyền sở hữu tư nhân được hay không?
10. Chống lại chủ nghĩa can thiệp của nhà nước, chủ nghĩa tự do có vô
tình biện hộ cho một số biểu hiện của tình trạng vô chính phủ hay không?
11. Chưa có gì chứng tỏ rằng xã hội dân chủ và ổn định lại dễ dàng trở
thành hiện thực trong hệ thống lập kế hoạch và ra quyết định phi tập trung
hơn là trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
12. Vì sao lại cho rằng xã hội tư bản nhất định sẽ có thái độ khoan dung
đối với bất đồng chính kiến hơn là xã hội xã hội chủ nghĩa?
13. Chủ nghĩa tư bản tạo ra và tiếp tục bảo vệ địa vị ăn trên ngồi trốc
cho “giai cấp ăn không ngồi rồi”, những kẻ nắm được nguồn lực nhưng
không làm và không có đóng góp gì đáng kể đối với xã hội.