Lời tựa
Tôi cho rằng cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp
nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dày và ngôn ngữ khiêm
nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện
nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho xã hội như thế;
và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng
tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức xã hội như thế.
Trong khi tất cả những vấn đề này đều không có gì đặc biệt thì điều
đáng ngạc nhiên là hầu như tất cả những người ủng hộ cho bất kì một hình
thức tổ chức kinh tế thay thế nào khác đều không đưa ra được cách lí giải
tương tự như thế về những đề nghị của họ. Ngay cả hiện nay, khi càng ngày
càng có nhiều người tham gia vào việc cung cấp cho chúng ta những lời phê
bình rất chi tiết về chủ nghĩa tư bản và những lời tiên đoán về sự cáo chung
không thể nào tránh được của nó thì họ lại tỏ ra kín tiếng đến khó hiểu
trong việc “xử lí” những mâu thuẫn hoặc những khó khăn có thể xảy ra
trong quá trình vận hành cái hệ thống mà họ bảo vệ hoặc tiên đoán.
Tuy nhiên, dễ dàng bỏ qua thái độ phớt lờ như thế vì rằng người ta
thường gán trách nhiệm cho những người đáng ra là không phải chịu. Lên
án Marx, đây là thí dụ dễ gặp nhất, rằng trong Tư bản luận, ông ta không
chỉ ra được cách thức hoạt động cụ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa, là việc
làm không thể chấp nhận được; vì tác phẩm này nhằm đúng mục tiêu mà nó
được trù liệu: nghiên cứu với tinh thần phê phán hoạt động của chủ nghĩa tư
bản như Marx mường tượng. Lên án Mises vì trong tác phẩm Chủ nghĩa xã
hội ông đã không thảo luận những nguyên tắc của hệ thống tự do cạnh tranh
cũng là việc làm vô nghĩa như thế. Điều quan trọng là Mises đã dành hẳn
một cuốn sách để thảo luận bài toán này trong khi Marx thì không bao giờ