CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - Trang 107

đặt tôn giáo dưới ánh sáng mát mẻ của lí trí, sự không trung thực trở
nên rõ ràng. Rõ ràng chỉ là mê tín và huyền thoại, không dựa trên
tính thiêng liêng, mà chỉ là các hoạt động thực tiễn của người địa
phương, về quan điểm này, không thể coi trọng lí tưởng Khai sáng
và bám vào niềm tin rằng tôn giáo đại diện cho sự thật.

Vì vậy, mặc dù tôi không thể đưa ra một trường hợp chặt chẽ cho

các vấn đề ở đây, nhưng chắc chắn có thể giải thích nhiều hơn về sự
xuất hiện của Chủ nghĩa vô thần đã được thừa nhận trong các câu
chuyện về sự tiến bộ đang diễn ra của xã hội và trí tuệ con người của
Thời kì Khai sáng sau này, ngay cả khi tiến trình đó không đồng đều
và có thể đảo ngược.

Điểm thú vị thứ hai cần lưu ý về sự xuất hiện sau này của Chủ

nghĩa vô thần được thừa nhận là những gì nó nói về sự gắn kết sâu
sắc của tôn giáo trong xã hội của chúng ta. Một trong những đặc
điểm hấp dẫn nhất của Berman là cách các nhà văn ở thế kỉ XVII
thường phủ nhận ngay cả khả năng bất kì ai cũng có thể là một
người vô thần chân chính - một người thực sự tin rằng không có
Chúa trái ngược với một người chỉ hành động như thể Chúa không
hiện hữu. Tôn giáo từng được coi là phổ quát. Người ta không thể tin
nổi ai đó từ chối sự tồn tại của Chúa hơn việc ai đó có thể phủ nhận
sự tồn tại của Mặt Trời hay các vì sao.

Thật vậy, một số người đã sử dụng niềm tin phổ quát vào Chúa

như một lí lẽ cho sự tồn tại của Chúa. Biến thể này trong câu ngạn
ngữ cũ "50 triệu người Pháp không thể sai" có thể đánh đổ một
người khá yếu về lập luận. Rốt cuộc, đã có lúc gần như toàn thế giới
nghĩ mưa đến từ các vị thần, hoặc Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.
Tất nhiên, họ đã sai và không cần suy nghĩ nhiều để nhận ra đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.