CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - Trang 105

Các tác giả của văn bản đó có tranh chấp, và có thể đây là tác phẩm
của hai người, William Hammon và Matthew Turner.

Đó là một vấn đề gây tranh cãi mang tính học thuật dù có hay

không có bất kì tác phẩm về vô thần trước đấy. Thrower tin chắc
chắn rằng một số tác phẩm của Democritus và Lucretius là vô thần,
mặc dù ông cũng đồng ý rằng d'Holbach là "người vô thần đầu tiên
trong Truyền thống phương Tây". Vì vậy, nhận định chung của
Thrower là phù hợp với khẳng định của Berman rằng Chủ nghĩa vô
thần đã không nổi lên thành một lực lượng đặc biệt cho đến cuối thế
kỉ XVIII. Trước đó chúng ta đã phân lập được các công trình mà nó
có thể được xem như là vô thần, thậm chí trong các giai đoạn lịch sử
khi Chúa hay các vị thần được coi là không thích hợp, ít nhất trong
một số lĩnh vực xã hội, chẳng hạn như vào đầu thời kì Đế chế La Mã
trong các tầng lớp trên của Đế chế. Tuy nhiên, không có nỗ lực mang
tính hệ thống và liên tục để trình bày và ban hành một quan điểm về
thế giới vô thần như là một sự thay thế cho tôn giáo.

Câu chuyện về Chủ nghĩa vô thần nổi lên như thế nào và nó được

thiết tạo từ điểm này là một trong những điều thú vị mà Berman đã
mổ xẻ phân tích chi tiết. Vì mục đích của chúng tôi, tôi chỉ muốn làm
nổi bật hai điểm thú vị.

Đầu tiên là sự xuất hiện của Chủ nghĩa vô thần vào thời điểm này

phù hợp với những câu chuyện tiến triển của Chủ nghĩa vô thần mà
nguồn gốc của nó thấy được trong việc hình thành duy lí phương
Tây thời Hi Lạp cổ đại. Cũng như chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa
duy lí, gốc gác của Chủ nghĩa vô thần, là thành quả của sự tiến triển
từ huyền thoại đến lí tính, vì vậy Chủ nghĩa vô thần là một học thuyết
thừa nhận kết quả của sự tiến bộ đến các giá trị ở Thời kì Khai sáng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.