Tất nhiên, người không-vô thần thông minh có nhiều điều để nói
về điểm này, giống như người vô thần đã phản ứng. Không có chỗ
để theo đuổi lí luận ở đây thêm nữa khi quan điểm của tôi vốn đã
được thực chứng. Tóm lại, Chủ nghĩa vô thần bắt nguồn từ chủ
nghĩa tự nhiên, mà chủ nghĩa tự nhiên lại bắt nguồn từ chủ nghĩa
duy lí. Các nguồn gốc của cả chủ nghĩa duy lí và chủ nghĩa tự nhiên
được tìm thấy trong Hi Lạp cổ đại, và như vậy trong một chừng mực
nhất định thì điều này đánh dấu chương đầu tiên trong lịch sử của
Chủ nghĩa vô thần. Trong tổng thể, cái được xác định là quan trọng
trong vấn đề này là có một sự định dạng giữa nguồn gốc của Chủ
nghĩa vô thần và nguồn gốc của chủ nghĩa duy lí phương Tây. Như
vậy, Chủ nghĩa vô thần có thể được xem như là một phần của một
câu chuyện tiến triển rộng hơn về sự phát triển của trí tuệ và sự hiểu
biết của con người. Đặc trưng này của Chủ nghĩa vô thần và tiến bộ
được tăng cường khi ta xem xét giai đoạn chính trong sự phát triển
Chủ nghĩa vô thần sau này: Thời kì Khai sáng.
Sự ra đời của Chủ nghĩa vô thần được thừa nhận
Trong lịch sử Chủ nghĩa vô thần, David Berman bị đả kích bởi
cách Chủ nghĩa vô thần gần đây nhất nổi lên như là một hệ thống tín
ngưỡng được thừa nhận như thế nào. Ông tuyên bố một cách hiển
nhiên tác phẩm vô thần đầu tiên là The System of Nature (Hệ thống
giới tự nhiên), của Baron d'Holbach xuất bản năm 1770, trong khi tác
phẩm đầu tiên như vậy được công bố ở Anh là Answer to Dr.
Priestley's letters to a philosophical unbeliever (Trả lời thư của Tiến
sĩ Priestley cho người không tin giáo thuyết), xuất bản năm 1782.