Mặc dù nó đã trở thành trào lưu để vạch trần những lí tưởng của
Thời kì Khai sáng, nhưng nó cũng là một dấu hiệu của sự thành
công, điều cơ bản nhất học thuyết hiện nay là nền tảng cho quan
niệm của chúng ta về một xã hội văn minh, hiện đại. Chúng ta có thể
tranh luận về ý nghĩa chính xác của sự bình đẳng; quyền tự do và sự
khoan dung, nhưng cả ba điều này đều là trung tâm của khái niệm về
những gì làm nên một xã hội tốt đẹp và công bằng. Chúng ta có thể
đã mất đi một phần sự lạc quan của Thời kì Khai sáng bằng quyền
lực của lí trí, nhưng chắc chắn chúng ta không muốn quay lại với một
xã hội dựa trên mê tín dị đoan. Và mặc dù một số người có thể nghĩ
rằng chúng ta đã đi quá xa trong khả năng thẩm quyền của chúng ta,
nhưng vẫn có một số ít tin chúng ta nên trở lại thời điểm các nghi lễ
được kế thừa, khi mà chỉ những tầng lớp trung lưu nam giới được
trao quyền hoặc khi chỉ các giáo sĩ hàng đầu nắm quyền lực mạnh
về chính trị. Vì vậy, mặc dù có những điểm yếu đó, nhưng bất kì
người duy lí nào cũng nhìn nhận Thời kì Khai sáng là một giai đoạn
quan trọng trong sự tiến triển của xã hội phương Tây, và cốt lõi là
những lí tưởng của nó đã chiến thắng.
Sẽ là quá mạnh mẽ để tuyên bố bởi vì Chủ nghĩa Vô thần đã xuất
hiện sau Thời kì Khai sáng nên nó phải chia sẻ trong vinh quang của
thời kì này. Nhưng sẽ thật ngốc không kém khi thấy sự xuất hiện
đồng thời của Chủ nghĩa vô thần hiện đại và Khai sáng là hoàn toàn
ngẫu nhiên. Sự xuất hiện của chúng tại cùng một điểm trong lịch sử ít
nhất là gợi ý về một kết nối, và không khó để thấy kết nối đó có thể
được thực hiện như thế nào. Chủ nghĩa vô thần từ chối sự mê tín
của Thời kì Khai sáng, thứ bậc và quyền lực vô căn cứ vào những
mà nhiều người cho là hợp lí. Chắc chắn sẽ phù hợp với hình ảnh
chính của Chủ nghĩa vô thần để nói một khi chúng ta đã chuẩn bị để