tương tự lặp đi lặp lại; và bằng chứng sẽ tồi tệ hơn nếu nó được giới
hạn trong lời khai của một số ít người trong những hoàn cảnh giới
hạn. Chúng ta có thể thấy làm thế nào nguyên tắc này hoạt động
bằng cách xem xét vài ví dụ điển hình. Các bằng chứng cho thấy
nước đóng băng ở 0°c là ví dụ về một loại bằng chứng tốt nhất. Về
nguyên tắc, bất cứ ai cũng có thể tự kiểm tra điều này tại bất kì thời
điểm nào, và mỗi một thử nghiệm đều làm cho bằng chứng trở nên
hấp dẫn hơn.
Bây giờ xem xét một trường hợp khó hơn, thường được gọi là
bằng chứng khác bởi vì nó dựa vào lời khai của người duy nhất có
liên quan một biến cố. Có người cho rằng họ đã nhìn thấy con chó
của họ tự nhiên bốc cháy ngay trước mắt họ. Đây có phải là bằng
chứng tốt cho sự tồn tại của quá trình chó bốc cháy tự phát không?
Không hề, vì nhiều lí do khác nhau. Thứ nhất, như triết gia người
Scotland David Hume đã chỉ ra, các chứng cứ cần được cân đối với
số lượng lớn hơn nhiều bằng chứng cho thấy những con chó chỉ
không xông vào lửa. Quan điểm của Hume không phải là lời khai của
một người lại co giá trị là bằng chứng. Bằng chứng kiểu đó khá là vô
nghĩa khi chúng ta so sánh nó với tất cả các bằng chứng khác mà
chúng ta có thì chuyện chó tự bốc cháy không hề diễn ra.
Lí do thứ hai tại sao nó không phải là bằng chứng tốt, bởi vì, buồn
thay, con người không giỏi trong việc giải thích kinh nghiệm của
mình, đặc biệt là những điều bất thường. Lấy một ví dụ đơn giản về
kinh nghiệm nhìn thấy một nhà ảo thuật giả vờ có quyền năng thực
sự uốn một chiếc thìa bằng kim loại mà rõ ràng không gây bất kì lực
vật lí nào. Bạn sẽ thấy mọi người bị thuyết phục bởi những thí
nghiệm cho rằng họ "thấy người bẻ cong thìa với những suy nghĩ
của họ". Dĩ nhiên họ không thấy điều đó, ít nhất là vì họ không thể