CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - Trang 66

Tôi không bị thuyết phục bởi điều này bởi vì nó dường như là một

phần không thể thiếu trong đạo đức rằng lợi ích cá nhân không có
toàn quyền. Tốt nhất, quan điểm về đạo đức là lợi ích bản thân giác
ngộ, cho chúng ta lí do không tham gia vào hành vi chống đối xã hội
hoặc làm những việc có lợi cho chúng ta trong ngắn hạn nhưng có
phí tổn dài hạn lớn hơn. Nhưng đó không phải là đạo đức. Đạo đức
luôn chứa đựng khả năng đòi hỏi một người phải hành động chống
lại lợi ích của chính mình. Nếu tôi không bao giờ chuẩn bị để hi sinh
một số lợi ích cá nhân thì tôi không nghĩ rằng tôi thực sự có đạo đức.

Bây giờ chúng ta có thể quay lại các vấn đề đặt ra khi bắt đầu

phần này. Nếu Chúa không phải là nguồn gốc của đạo đức thì là gì?
Tôi sẽ đề nghị nó là một mối quan tâm cơ bản cho phúc lợi của
người khác, một mối quan tâm không dựa trên lập luận hợp lí mà là
sự đồng cam, và cao hơn là sự chia sẻ của nhân loại, vấn đề thứ hai
là, nếu chúng ta tự đưa ra lựa chọn đạo đức của mình, liệu những
lựa chọn này có mang nặng tính đạo đức nào không? Tôi sẽ lập luận
rằng có, bởi vì nếu chúng ta nhận ra sự cần thiết phải suy nghĩ về
chiều kích đạo đức đối với hành động của chúng ta, thì đạo đức trở
nên quan trọng. Thực tế là chúng ta còn lại với các lựa chọn để
không khiến nó trở nên khó khăn hơn. Sự nghiêm túc của đạo đức
xuất phát từ sự nghiêm túc cần phải tính đến lợi ích của người khác
và của chúng ta. Nó không xuất phát từ hệ thống mà chúng ta sử
dụng để giúp chúng ta tính đến những lợi ích này. Tính nghiêm túc
của đạo đức không bị giảm đi nếu các quyết định đạo đức được
chúng ta tự do lựa chọn thay vì ra lệnh cho chúng ta bằng luật pháp
trên thiên đàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.