Hầu hết các phần đạo đức giới thiệu trong triết học sẽ phân biệt
giữa đạo đức theo phái Aristotle, Kant và chủ nghĩa thực dụng. Tuy
nhiên, vì tôi cho rằng chúng ta có thể rút ra được cả ba điều đó, và
không nên xem chúng là những lí thuyết đối lập, tôi sẽ tập trung vào
các đặc điểm khác biệt của từng lí thuyết thay vì coi chúng là hoàn
chỉnh. Điều này sẽ dễ dàng hơn nhiều để xem làm thế nào có thể
nhờ đến cả ba đặc điểm mà không mất tính toàn vẹn trí tuệ. Ba đặc
điểm khác biệt này là những điểm nhấn về sự hưng thịnh của con
người, hạn quả và hình thức phổ biến của luật đạo đức.
Sự hưng thịnh của con người
Nếu bạn lướt qua tác phẩm triết học đạo đức vĩ đại của Aristotle,
Nichomachean Ethics (Đạo đức luận), bạn có thể nhận thấy một cái
gì đó lạ lẫm đối với cái nhìn hiện đại. Tại một thời điểm, Aristotle hỏi
số lượng bạn bè phù hợp là bao nhiêu, và liệu có thể làm bạn với
những người xấu hay không. Nhưng làm thế nào số lượng bạn bè
mà chúng ta có lại có thể là một mối quan tâm của đạo đức?
Hiểu điều này thì bạn sẽ hiểu được sự khác biệt về quan niệm đạo
đức của người Hi Lạp cổ đại so với một số quan niệm hiện đại phổ
biến về đạo đức. Chúng ta có xu hướng nghĩ về đạo đức là các điều
cấm và nghĩa vụ. Có những điều chúng ta nên làm và những điều
chúng ta không nên làm, và sống một cuộc sống đạo đức bao gồm
tuân theo những quy tắc này. Các mục tiêu cuộc sống rộng lớn hơn
của chúng ta, chẳng hạn như thành công, hạnh phúc hoặc tìm kiếm
chiếc bánh pizza hoàn hảo, sau đó được theo đuổi trong những thúc
ép này.