đau được tìm thấy là khó chịu”, hoặc “nỗi đau là thứ cộng sinh mà
chúng ta cần phải tránh xa”, nhưng khoảnh khắc chúng ta nói điều đó
thật tệ là khi chúng ta đã vượt ra ngoài sự thật để đưa ra những
đánh giá về giá trị.
Nếu dòng suy luận này là đúng thì lập luận về đạo đức dựa trên
một tuyên bố rằng “nỗi đau là một điều xấu” không chỉ bày tỏ sự thật
về thế giới mà còn đưa ra ý kiến về nó. Và điều đó có nghĩa là những
tuyên bố đạo đức không phải là đúng hay sai giống như những tuyên
bố thực tế. Bởi vì tuyên bố đạo đức là “bản án”, nên luôn có thể ai đó
không đồng ý mà không chỉ ra được điều gì đó thực sự sai. Vì vậy,
nếu tôi nói rằng nỗi đau không phải là xấu, bạn có thể không đồng ý
với tôi nhưng bạn không thể nói thực tế tôi đã phạm lỗi gì.
Có nhiều nguyên nhân mang tính triết học cho việc tại sao câu hỏi
này là quan trọng. Nhưng trong thực tế tôi không chắc nó có vấn đề
gì không. Tất cả những gì chúng ta cần để có được một cách suy
nghĩ rộng rãi về hệ quả của đạo đức là chấp nhận nỗi đau là một
điều xấu. Và đây là một câu hỏi thú vị cho dù "nỗi đau là điều xấu" là
sự thật hay phán xét, nhưng miễn chúng ta đồng ý nỗi đau là một
điều xấu, vì mục đích thực tế, câu hỏi không cần phải trả lời.
Nhưng còn những người không chấp nhận nỗi đau là một điều
xấu thì sao? Chúng ta hãy cho rằng sự bất đồng này không phải trên
cơ sở chuyên môn (nói cách khác là họ từ chối khẳng định đó là một
điều xấu bởi vì họ tin rằng làm như vậy đòi hỏi một số cam kết mang
tính triết học mà họ không muốn tham gia). Trong hoàn cảnh như vậy
tôi không nghĩ chúng ta cần phải quan tâm bởi thực tế là quan điểm
đạo đức của chúng ta không đạt được thỏa thuận 100%. Như tôi đã
nêu ý kiến, đạo đức cuối cùng đòi hỏi một cam kết cá nhân và chấp