- Thôi được rồi, để hôm nào mát trời, tôi và cậu sẽ xuôi xuống Đồng
Cồn. Ngôi mộ cụ Án thế nào cũng phải phúc lại. Mộ để như thế, hỏng hết.
Ai lại tọa như thế, hướng như thế bao giờ. Minh đường có mà thành ra
nghịch thủy hết cả. Cậu nói qua qua thế, tôi cũng đủ rõ rồi.
Mâm cụ vừa bưng đi xong, cậu Chiêu kính cẩn mời cụ hồ qua giường
bên nghỉ.
Bấy giờ cậu Chiêu mới lùi vào nhà trong qua bên chái buồng cạnh. Cô
Tú ngừng tay gieo thoi trên khung cửi vải, vuốt mái tóc xuề xòa dưới vành
khăn nâu mở quạ.
- Thôi, em đi ăn cơm sớm đi chứ. Cơm ủ trong chăn đã ôi hết cả rồi.
Có cái đĩa nõn khoai cho tương, chị để phần cho em một ít đấy.
- Em nhớ ra rồi. Hôm nay ngày rằm, chị ăn chay.
Cô Tú cười. Nét cười dè dặt lẫn có mùi vị của hy sinh.
Với cô Tú, cuộc đời giờ đã hết tất cả xán lạn rồi. Bởi vì đời đã sớm đòi
hỏi cô nhiều về bổn phận. Có nhất định không đi lấy chồng và vui lòng
sống vậy cho đến lúc nào cậu Chiêu em đi thi được và làm nên được. Ở
trong cảnh cuôi cút với sự thanh bạch, cô Tú ngày ngày dệt vải, và khâu
thuê vá mướn cho người xóm làng. Những lúc rời tay kim tay thoi thì cô lại
lên tiếng ngầy ngà đến người em lúc quên mặt chữ sách hay là bỏ dở một
trang quyển bài viết. Cái bây giờ của cô Tú đã là không đáng kể và cô chỉ
sống bằng mong chờ về cái mai sau của cậu Chiêu. Dưới quang đèn dầu
bông, nhiều khi người em đã rầu lòng, tỏ lời hối lỗi vì những lúc là phiền
lòng cô tú mà cậu coi như là mẹ, một người mẹ rất trẻ, đầy âu yếm và thừa
đức tin vào mình.
Chị ngồi chờ em ăn xong bữa cơm rau dưa, đưa tăm nước cho em rồi
mới hỏi chuyện về việc ông cụ hồ Viễn đã nhất định hôm nào thì đi xem lại
ngôi mộ cha cất ở Đồng Cồn chưa. Cậu Chiêu thở dài, tỏ vẻ sốt ruột: