- Mình có biết một con vịt Trạc Nhật thời giá bao nhiêu không?
- Thưa mình tám giác một con, lúc cao; và một chữ bạc một cặp, lúc
hạ.
- Đấy mình thử tính xem, cứ cái tháng lương tri huyện hạng ba đêm ra
mà mua hết vịt Trạc Nhật xem được mấy trăm, mấy chục con? Họ lấy có ít
đâu, mỗi người cũng là đôi ba cặp trở lên cả. Mình thử tính nữa xem tôi có
bao nhiêu bạn, bao nhiêu quan thầy? Đừng nói là không đủ tiền mua nữa,
nếu có bạc triệu đó cũng khó mua! Dân Mường Trạch Nhật mỗi nhà nó chỉ
nuôi có ít con. Mà nó có cần đem ra chợ bán đâu?
Ý chừng họ tưởng chúng ta cứ bơi thuyền thúng ra giữa cánh đồng
chiêm mà quơ lấy vịt. Hết thuyền này chở nặng lại đến thuyền khác đem
về. Nhặt hết lứa này lại đến lứa khác...
- Có thế này thì mình mới hiểu thấu cái nghĩa đau đớn của kẻ dâng đồ
tiến, cái nghĩa không biết thương người của kẻ ngồi một chỗ yên ấm để
hưởng của ngon đem đến, ngụ ở trong cổ thi: “Nhất kỵ hồng trần phi tử
tiếu; đa nhân tri thị lệ chi lai”.
Bà huyện vốn cũng có chữ nho sở đắc được của cha anh truyền cho và
chồng luyện cho, gật gù nghĩ ngợi và cố tưởng tượng ra cá thảm cảnh ngày
trước người ta phải chạy ngựa từng cung, từng trạm dài để đem các thức ăn
ngon tiến vô Kinh.
Nhưng bản tính hay đùa, bà lại nói tiếp:
- Và có như thế này, chúng ta mới biết ái ngại cho những kẻ mới xuất
chính đã phải đi cung chức hạt Thạch Thành.
- Cứ gì hạt Thạch Thành. Cứ gì có vịt ngon. Họ không tống được thứ
này, họ sẽ tống thứ khách. có mất gì của họ? Mình há không nghe chuyện
chú huyện Can Lộc phải dâng cỏ tươi và lá tre cho ngựa ăn tuần đó à?