Mình không nhớ chú huyện nhà mỗi lúc uống rượu với tôi hay nhại tiếng
cụ tuần đó và nói câu: “Hạt thầy có thứ lá tre nhiều chất đạm-khí rất hợp
cho bộ tiêu hoá của chuồng ngựa tui” đấy à?
Vợ chồng ông huyện Thạch nói chuyện trong đêm ấy thế mà đã gần
khuya. Lúc sắp đi ngủ, bà huyện bảo chồng:
- Tôi vừa nghĩ được một cách, may ra vợ chồng chúng ta gỡ được cái
nạn vịt Trạc Nhật.
- Hay đùa lắm. Thôi, đi ngủ.
- Không đùa đâu mà. Có thể làm ngay được. Mai tôi đi tỉnh. Tôi sẽ
mua độ 200 vịt đàn. Chỉ một hào một con. Đem về thả ở đầm Trạc Nhật.
Vịt nó béo, nó ngon là vì nó ở nước. Vịt hôi là vịt ở cạn. Nó ngon nữa là vì
vịt rúc được nhiều mồi. Đem vịt ở nơi xa về Trạc Nhật, cho nó chịu thuỷ
thổ Trạc Nhật, nó ăn ở đầm đấy, thở không khí đấy, tắm nước đấy thì nó là
vịt Trạc Nhật chứ là cái vịt gì nữa? Mình sợ như thế là đánh lừa người ta
hay sao? Mình không biết chứ chính tôi đã lên tận làng Trạc Nhật rồi. Tụi
Mường ở đấy nó nói chuyện rằng ở gần hai trăm mẫu đầm đó, gốc dạ nào
bị ngâm nước cũng đều có tép chui vào ở trong cả. Người Mường ở đấy
không thả dậu thả lưới đánh tép, nên vịt được ăn cái thứ tôm con đó. Thịt
vịt đặc biệt nhờ đấy chứ đâu nữa?
Mình có ỷ quyền phụ mẫu cướp nghề của ai để mưu lợi đâu mà sợ.
Chẳng qua là mình cũng phải nghĩ cách mà cứu lấy mình cho nó qua cái
năm nay. Sang năm xin đổi lại hát khác. Chứ không có các ngài ấy “hặc”
cho về khoản vịt thì từ giờ đến tết cũng còn là khổ. Lấy đâu ra tiền mà mua
vịt? vịt đâu có nhiều mà mua?... Ấy thế rồi từ đêm ấy trở đi, thỉnh thoảng
trong những đêm thu, đông mà chồng gẩy đàn nguyệt di duỡng tính tình ở
nơi cô tịch, bà huyện Thạch lại tinh quái nhìn chồng mà ngâm hai câu thơ
Kiều đổi đi mất một chữ: