miệng đùa cợt của bà huyện Thạch cũng đôi lần ra vẻ hiền từ. Quan huyện
Thạch làm lành.
Bạn đa.ng đọc tr.u.yện tại .iREAD.vn
- Sao bà lại cười? Thấy người ta đang bực rọc với những sự phiền luỵ
của cuộc đời hàng ngày là một chuyện đáng cười lắm hay sao? Và thứ nhất
là “người ta” đây lại là chồng mình? Bà phải biết nể cái người nào đang
phiền muộn, đang đau đớn, ngang như nhau mới được chứ!
- Cái gì là phiền luỵ? (bà huyện vừa cười vừa hỏi). có phải lại chuyện
vịt Trạc Nhật phải không? Hẳn các cụ ở djưới tỉnh lại tống mua ít cặp phải
không? Thôi phải rồi, thế nào, lão phủ Nông Cống chả vay khéo vài chục
con để gửi về Huế? Chắc lão ta không vừa lòng, lại nói bóng nói gió một
đôi câu chứ gì? có phải như thế không, ông?
- Quả có như thế không sai. Bà đón giỏi đấy.
Vợ chồng ông huyện Thạch Thành chưa lấy gì làm già và lại là người
của thời mới. Hai vợ chồng cộng tuổi lại chưa đầy bảy mươi. Vì trong lúc
to tiếng nên vợ chồng ông huyện Thạch Thành phải dùng hai chữ ông bà để
xưng hô. Phải, trong lúc gắt gỏng, người ta phải nghiêm nghị từ cả danh từ
gọi nhau. Vợ chồng ông huyện Thạch đã vui vẻ nói năng với nhau thời
trong câu chuyện thuộc về gia đình ở nơi tư thất, ta lại được nghe thấy
những tiếng xưng hô trẻ trung.
- Mình nghĩ đi làm quan như thế này, có thấy phiền không?
Không chiều bề trên thì họ bảo mình ngạo. Không làm vừa lòng bạn
thì họ bảo ăn ở không có tình.
- Giá có biết thế những ngày thì... thìgì? Mình nhỉ! Bà huyện vẫn tủm
tỉm nhìn chồng ăn cháo.