CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 26

mắc với tôi rằng số làng biết chữ viết bằng mẫu tự La-tinh quá ít. Điếu đó
không quan hệ, điểm quan trọng là phải bắt đầu. Nếu chỉ một làng trong
quận của Quí vị biết, điều đó đã đủ lúc ban đầu : sự tiến bộ mà chúng ta
đang theo dõi rất cần thiết, đến nỗi nó không thực hiện được với thời gian
nếu, chiếu theo những nhu cầu đích thực của xứ này và quyền lợi của nước
Pháp chúng ta theo đuổi công trình này một cách nhẫn nại, tôi tin chắc
rằng sau 10 năm, chúng ta có thể cấm dùng chữ nho.

Mỗi lần những làng của một tổng có thể thực hiện được, tôi sẽ ra một

Nghị định riêng về việc chỉ dùng chữ quốc ngữ ở địa hạt đó trong các giấy
tờ chính thức và hành chánh.

Tôi cũng không ngần ngại phát những trợ cấp lúc ban đầu từ 50 đến

100 quan cho những làng nào viết được các công văn bằng chữ quốc ngữ.

LE MYRE DE VILERS

NGHỊ ĐỊNH 1.12.1879

Bó buộc dùng chữ quốc ngữ trong các giấy tờ chính thức ở 3 tổng địa

hạt Cần Thơ.

Thống Đốc Nam Kỳ,

Chiếu Nghị định ngày 6.4.1878 bắt buộc dùng chữ viết bằng mẫu tự

La-tinh, gọi là quốc ngữ, kể từ ngày 1.1.1882 trong các văn kiện chính thức
viết bằng tiếng An-nam.

Xét rằng nghị định đó chỉ có thể thực hiện dần dần tùy theo chữ viết

bằng mẫu tự La-tinh đã được khá phổ thông trong các quận.

Chiếu đề nghị của Giám-đốc Nội vụ,
Hội đồng Tư Vấn được tham khảo,
Nay ra Nghị định :

1. Kể từ ngày ban hành Nghị định này, việc dùng chữ quốc ngữ sẽ bắt

buộc trong việc soạn thảo các giấy tờ chính thức bằng tiếng An-nam trong
tất cả các tổng Đình Bảo, Đình Thới, và Đình An thuộc địa hạt Cần Thơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.