được nhà cầm quyền pháp trọng dụng trong lúc hầu như toàn thể trí thức
bản xứ tẩy chay, bất hợp tác và những kẻ chạy theo Pháp chỉ là bọn vô lại
vô học.
Ông rất thân với toàn quyền Paul Bert và được ông nầy trao cho nhiều
sứ mệnh chính trị tế nhị, đưa vào cơ mật ở Triều Đình Huế để « thuyết phục
vua và triều đình về những ý định tốt của chính phủ Pháp đối với họ, và
cũng để điều khiển đường lối chính trị của Triều Đình theo lối nhìn của
nước Pháp » (thư Pétrus Ký gửi cho Noel Pardon, Giám đốc súy phủ Nam
Kỳ ngày 15.1.1887)
. Ngoài ra ông đảm nhiệm nhiều chức vụ hành chánh,
học chánh, và nhất là giảng dạy chữ quốc ngữ ở các trường thông ngôn, hậu
bổ, biên soạn, phiên dịch nhiều sách cổ văn ra quốc ngữ. Ông không phải là
người chủ động đề xướng việc truyền bá quốc ngữ và việc dịch cổ văn ra
quốc ngữ như một nhà cách mạng theo óc suy diễn của ông Phạm-Thế-
Ngũ. Ông làm tất cả những việc văn hóa, văn học trên trong chính sách nô
dịch văn hóa của thực dân như người viết tiểu sử đề cao sự nghiệp, ông đã
xác nhận : « Tất cả những bản văn mà ông đã phiên dịch từ chữ nho ra
quốc-ngữ không có mục đích nào khác là làm cho dân chúng An-nam chấp
nhận mẫu-tự La-tinh và giảm bớt việc dùng chữ nho bằng cách làm phong
phú nền văn học quốc ngữ. Tất cả những việc đó đáp lại đúng ước muốn
mà những Đề đốc, Thống đốc đã bày tỏ ngay từ lúc mới chinh phục và đã
được quan Giám đốc Nội vụ Paulus Vial trình bày, người đã đo lường được
tất cả những cản trở mà chữ nho đặt ra giữa chúng ta và dân tộc này ».
Do đó, nếu ông Trương Vĩnh Ký là người tiền phong trong việc truyền
bá chữ quốc ngữ, văn quốc ngữ, thì đó là tiền phong ở phía thực dân, kẻ thù
của dân tộc, và nếu ông có công thì công đó trước hết là công đối với thực
dân. Thực dân đã tưởng thưởng công của ông ngay khi ông còn sống bằng
cách tặng cho ông Bảo Quốc Huân Chương của nước Pháp.
Tuy nhiên về cuối đời, Pétrus Ký cũng bị bạc đãi, nhất là khi những
ông quan thầy có thế lực như Paul Bert không còn nữa.