Ông bị những quan Tây cấp dưới và kế tiếp thời Paul Bert « triệt hạ »
ra mặt vì ghen ghét hoặc vì nghi ngờ ông không thành thật phục vụ nước
Pháp. Họ cúp lương của ông hoặc giảm lương một cách bất công đối với
ông như thư ông khiếu nại với quan Giám đốc Nội vụ súy phủ Nam Kỳ : «
Tôi xin hân hạnh nhắc lại Ngài lời yêu cầu miệng mà tôi đã nói với Ngài về
tiền lương Giáo sư Sinh ngữ Đông phương của tôi 9.000 quan cho tới bây
giờ vẫn được coi như lương của một người Âu châu, nay bị đổi sang đồng
bạc và biện pháp đó đã làm tôi thiệt 2.000 quan theo số lương thực thụ. Với
tư cách người giúp việc cũ của chính phủ (ancien serviteur), tôi có quyền
chờ đợi một tăng lương chứ không phải một cắt giảm. Tôi cũng không cần
thêm rằng trước mặt đồng bào tôi, tôi cũng bị trừng trị về tinh thần ». (s.t
dẫn trang 84)
Tây Nghi ngờ, ghen ghét, ta thì cho là phản quốc
thân Tây…
Tóm lại, một cách tổng quát, Pétrus Ký cũng tương tự Phạm Quỳnh
sau này, nhưng khác Phạm Quỳnh ở một vài điểm căn bản : Pétrus Ký có tư
cách hơn : Ông làm chính trị thì làm một cách kín đáo, còn làm văn hóa thì
chỉ làm văn hóa thuần túy tuy trong chính sách của thực dân, không như
Phạm Quỳnh hay Tôn Thọ Tường đem hết lý luận này nọ, cả chủ nghĩa
quốc-gia ngụy tạo để biện hộ cho thái độ theo thực dân, với tư cách người
trí thức hoặc biện hộ cho chính chế độ thuộc địa, mạt sát, đả kích những
người chống Pháp và sau cùng, viết văn, dịch văn nghị luận chính trị nhằm
phục vụ những mục tiêu chính trị của thực dân.
Còn đối với chính ông, ông cho rằng thái độ cộng tác với Pháp chỉ là ở
với họ nhưng không phải cho họ như ông đã bày tỏ trong những thư viết
bằng La-tinh cho Bác sĩ Chavane – một bạn thân của ông (Sic vosnon
vobis, Hoc est mea sors et consolatio).
Nếu ông thành thực tin như vậy, phải chăng đó cũng là một thái-độ
ngụy tín về chính trị ? Vì thực ra ông ở với họ (nhận những chức vụ của
họ), được họ hậu đãi và những hậu đãi này (lương như Tây) gắn-bó ông ở
với họ và ông cũng đã làm cho họ, phục vụ họ đắc lực về chính trị, giáo