CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 82

III. TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT, VĂN HỌC

TRONG HOÀN CẢNH MẤT NƯỚC HAY SỰ

LỪA BỊP CỦA CHỦ NGHĨA QUỐC GIA BẰNG

TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT

Tiếng nói, chữ viết, văn học chỉ là phương tiện. Điều cốt yếu là phải

xem ai dùng nó và dùng để làm gì ? Trong tình cảnh tranh chấp trên một
trận tuyến, phương tiện được bên này sử dụng nhằm mục đích chống lại
bên kia, phương tiện là lợi, tốt đối với người sử dụng bên này và hại, xấu
đối với người bên kia. Trận tuyến tranh chấp có thể xảy ra trong nội bộ dân
tộc giữa giai cấp thống trị và các giai cấp bị trị, hay giữa dân tộc với ngoại
bang xâm lăng, thống trị.

Chẳng hạn chữ nho. Chữ nho bên Trung quốc là thứ chữ của Quốc-gia

Trung-hoa, dân tộc Trung-hoa, nhưng khi được quan quân Trung quốc xâm
lăng đem sang Việt nam, nó trở thành một phương tiện thống trị cả về văn
hóa lẫn chính trị trong thời gian đô hộ. Các nhà nho Việt nam chấp nhận
chữ nho, văn nho, nho học về hệ ý thức vì coi nho học như một quan niệm
về con người, vũ trụ, xã hội, chính trị là đúng, phổ biến, không phải vì là
Trung quốc mặc dầu được mang từ Trung quốc sang, nên trong thời độc
lập, không chống nho học, không bãi bỏ dùng chữ nho và thời xâm lược
cũng chỉ chống sự thống trị chính trị của Trung quốc và dùng ngay chữ
nho, văn nho, nho học để chống (hịch của Trần Hưng Đạo). Trái lại đối với
quần chúng bình dân, chữ nho là thứ chữ của quí tộc, phong kiến, của nền
văn học bác học và nho học là hệ ý thức của tầng lớp lãnh đạo (quan, Vua,
trí thức) và nhân dân chống nho học, chữ nho khi nó gắn liền với một thống
trị về văn hóa, phong tục, tín ngưỡng do tầng lớp phong kiến, Vua Quan
nho sĩ Việt nam lãnh đạo. Trên phương diện đó, các nhà nho Việt nam gần
gũi với nhà nho Trung quốc hơn gần gũi bình dân Việt nam khi họ làm thơ
chữ Hán.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.