CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 84

- Janneau (Lục-Vân-Tiên)
- Trương-Vĩnh-Ký (Gia-Định báo)
- Nguyễn-Văn-Vĩnh (Đông Dương Tạp Chí)
- Phạm-Quỳnh (Nam Phong Tạp Chí)

Những người yêu nước chống Pháp :
- Nguyễn-Đình-Chiểu và giới sĩ-phu đương thời (chống)
- Phong trào Duy-Tân (chủ trương dùng chữ quốc ngữ)
- Đông-Kinh Nghĩa-Thục

Căn cứ vào trận tuyến trên, nếu gọi những Pétrus Ký là nhà văn tiền

phong, phải xác định là tiền phong trong chủ trương của thực dân, và
những người thực sự là tiền phong của văn quốc ngữ xuất phát từ dân tộc,
phục vụ dân tộc, là những nhà nho chủ trương Duy-Tân, cầm đầu phong
trào Đông-Kinh Nghĩa-Thục.

Thuở ban đầu, chữ quốc ngữ đã được mang đến từ bên ngoài.

Chữ quốc ngữ cũng đã được áp đặt cho chúng ta từ bên ngoài, như

một công cụ xâm lược tinh thần, thống trị chúng ta.

Sau đó, chúng ta đã đoạt lại công cụ của thực dân. Đó là sự thực lịch

sử.

Ngày nay, thái độ của chúng ta là vẫn tiếp thu những thành quả của

chữ quốc ngữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu như tiếp thu những thành tích khác
mà chế độ thực dân đã làm và để lại. Biên khảo giảng dạy về thời kỳ đầu
chữ quốc ngữ không phải là đề cao một cách vô ý thức những người đã vô
tình hay cố ý cộng tác với địch, phục vụ những chính sách văn hóa của
địch, vì đã rõ nếu họ có công với Pháp và nếu phải kể công thì phải kể công
của Pháp đã chủ động, chủ xướng

51

, nhưng là khêu gợi ý thức về nỗi nhục

của người dân mất nước, vạch ra những âm mưu đầu độc, xâm lược tinh
thần nham hiểm của thực dân xâm lăng và nêu cao tinh thần bất khuất của
cha ông rút ra những bài học về đường lối tranh-đấu trên mặt trận văn học ;
có như vậy mới gọi là dùng văn học sử để giáo dục ý thức dân tộc như mục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.