Luận điệu bịp bợm về chủ nghĩa quốc gia bằng ngôn ngữ không phải
do Phạm Quỳnh sáng chế ra, nhưng Phạm Quỳnh chỉ học mót lại của một
ký giả thực dân. Để thuyết phục trí thức bản xứ yên lòng chấp nhận chế độ
thực dân, hoàn cảnh mất nước mà vẫn như còn, G. Gaubye đưa ra trường
hợp xứ Ba Tư. Nước này tuy bị ngoại bang thống trị hàng trăm năm nhưng
dân tộc vẫn còn nhờ có những tác phẩm văn chương tiêu biểu nổi tiếng như
bộ Shanamed của Firdousi. Số phận một dân tộc gắn liền với một tác phẩm
tuyệt-hảo. Tác phẩm tuyệt hảo còn, dân tộc vẫn còn.
Phạm Quỳnh đã học mót luận điệu trên, lấy truyện Kiều của Nguyễn
Du là một thứ Shanamed của Firdousi cho Việt nam. Theo lệnh thực dân,
Nam Phong và Phạm Quỳnh tung ra phong trào đề cao truyện Kiều, được
coi như quốc hồn, quốc túy, quốc sách, vì Truyện Kiều còn, tiếng ta còn,
tiếng ta còn thì nước ta còn.
Luận điệu bịp bợm trên của thứ chủ nghĩa quốc gia bằng ngôn ngữ đã
bị Cụ Ngô Đức Kế vạch mặt, tố cáo, và những phản ứng biểu đồng tình với
Cụ Ngô của dư luận đương thời đã bịt miệng Phạm Quỳnh, làm xẹp phong
trào suy tôn Truyện Kiều.
Nhưng trước Phạm Quỳnh cả 20 năm, Nguyễn-Văn-Vĩnh đã đưa ra
luận điệu tương tự. Trong lời tựa bộ Tam-Quốc Chí do Phan-Kế-Bính dịch
hồi 1907, Nguyễn-Văn-Vĩnh đã viết : « Nước Nam ta mai sau này hay dở
cũng ở như chữ quốc ngữ ».
Câu nói trên được coi như một câu bất hủ, một lời tiên tri, một chân lý
mà người ta nhắc đi nhắc lại mãi, bắt buộc phải nhắc tới mỗi khi nói đến
chữ quốc ngữ. Câu nói đề cao vai trò tối quan trọng của chữ quốc ngữ vì nó
quyết định tương lai dân tộc. Số phận của dân tộc, sự tồn tại hay diệt vong,
sự phát huy hay sa đọa của dân tộc, hoàn toàn tùy thuộc vào chữ quốc ngữ.
« Học chữ quốc ngữ là một sự bất đắc, bất nhiên, là một việc Sống
Chết của nước Nam ta » (trong bài văn chương An-nam, Đông dương tạp
chí, số 9). Theo Nguyễn-Văn-Vĩnh, sở dĩ phải học chữ quốc ngữ, như một
điều kiện sống còn của dân tộc vì chữ quốc ngữ là phương tiện giải thoát,