Chú thích
Cách chia tập, phần, chương ở nguyên bản. (BT)
Thời bấy giờ người ta gọi những người miền núi Bắc Kavkaz theo
đạo Hồi là Tartar. (ND)
Đơn vị đo chiều dài của Nga, bằng 0,71m. (ND)
Aoul: làng của người Tartar. (Chú thích của Tolstoy)
Nogay: một tộc người Tartar, có gò má cao. (ND)
Cherkeska (còn gọi là chokha): loại áo khoác bằng lông cừu. (ND)
Beshmet: loại áo khoác truyền thống dành cho nam giới của người
vùng Kavkaz. (ND)
Boza (hay buza): một loại nước uống làm từ ngũ cốc lên men. (ND)
Tức Dina (cách gọi thân mật). (ND)
Tên của người Nga (cũng như của nhiều nước theo Cơ đốc giáo)
được đặt theo tên các vị Thánh. Thánh Elisei (Elisha) là nhà tiên tri có khả
năng tạo phép lạ, được nhắc đến trong Cựu Ước kinh (Sách Các vua).
Trong các tranh thờ của Chính thống giáo Nga, hình ảnh Elisei là vị thánh
bị hói đầu. (ND)
Tức Ukraina. (ND)
Tiếng Ukraina trong nguyên bản (Vì đây là làng của người
Ukraina, nên trong các đoạn hội thoại, các nhân vật dân làng đều chủ yếu
nói tiếng Ukraina). (ND)
Nguyên bản là хохлушки (khokholushki) – cách gọi có tính khinh
miệt đối với người Ukraina. (ND)
Athos: tên ngọn núi và bán đảo ở Đông Bắc Hy Lạp, là trung tâm
tu tập của Chính thống giáo Đông phương. (ND)
Tức Istanbul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, mà trước kia
mang tên Constantinople, kinh đô của đế quốc La Mã (330 – 395), đế quốc
Latin (1204 – 1261), đế quốc Byzantium (1261 – 1453), đế quốc Ottoman
(1453 – 1922). Người Nga thời xưa gọi thành phố này là Tsargrad (thành
phố của hoàng đế). (ND)