CHÚA RUỒI - Trang 312

Lời cuối

Theo một số sách giảng văn nước ngoài có chuyên đề về Chúa

Ruồi thì đây là một tác phẩm văn học đầy ẩn dụ và nhiều biểu

tượng.

Ngoài tên truyện Chúa Ruồi vốn dịch nguyên từ Beelzebub –

một từ trong tiếng Hebrew của dân Do Thái – có nghĩa “Ác quỷ”

trong Tân ước (xem chú thích ở chương 8), tác giả còn đặt tên cho

mấy nhân vật chính dựa trên vai trò, tính tình hoặc số phận của

chúng.

Chẳng hạn, Ralph có nghĩa “cố vấn” trong tiếng Anglo-Saxon

cổ. Jack trong tiếng Hebrew là “kẻ hất cẳng đối thủ”, quyết dành

quyền bính bằng bạo lực. Cũng trong tiếng Hebrew, Simon là “kẻ

sẵn lòng lắng nghe”, mở lòng với mọi người; giống như thánh tông

đồ Simon Peter của Chúa Jesus, Simon bị chứng động kinh. Ở châu

Âu xưa, dân gian cho rằng người bị động kinh có sức mạnh tâm

linh, trò truyện được với thần thánh, nên Simon là đứa duy nhất “trò

truyện” được với Chúa Ruồi. Piggy trong tiếng Anh là heo con, để

rồi cuối cùng Piggy phải chịu chung số phận khốn khổ như những

con heo bị giết. Roger trong tiếng German cổ là “cây lao”. Roger

tượng trưng cho sự phát triển tính xấu của con người nếu không

được nền văn minh kiềm hãm.

Ngoài ra, còn một số biểu tượng rõ rệt khác như:

- Chiếc tù và tượng trưng cho lý trí, quyền tự do phát biểu và

nền trật tự dân chủ mà Ralph cùng Piggy cổ xúy – đối lập với kiểu

bạo lực, chuyên chế của Jack, Roger và đồng bọn.

- Mắt kính (của Piggy) tượng trưng cho trí tuệ. Việc Piggy

thường xuyên lau kính là để trí tuệ không bị che lấp. Nên khi kính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.