Tôi cứ tưởng trong những tình huống như thế này, lẽ ra phải tạ ơn ơn
cứu mạng trước chứ; tên tuổi, địa điểm đương nhiên cũng phải hỏi, nhưng
chắc chắn không phải với giọng điệu như thế này. Tuy nhiên tôi cũng cảm
thấy hơi yên tâm một chút vì anh ta nói tiếng Anh, nếu không nhầm thì đây
là giọng London chuẩn, nhưng cũng chỉ có vậy mà thôi. Tôi thận trọng đáp:
“Trước khi tôi bị ngã xuống đây, có lẽ là ở sông băng Bartolo, nhưng hiện
giờ đang ở chỗ nào thì tôi không biết. Còn anh là ai? Sao lại ngã xuống chỗ
này?”
Khóe miệng của anh ta hơi nhếch lên đầy vẻ khinh bỉ. Vài giây sau, anh
ta trả lời với giọng giễu cợt: “Tôi là Lâm, cô là ai?”
Thoáng rung động của lần đầu tiên gặp mặt đã biến mất không chút tăm
tích, trong lòng tôi hiện giờ chỉ có sự cảnh giác. Tôi trả lời ngắn gọn: “Tôi
là Ngải.” Thực ra tôi có một cái tên rất kêu, nhưng bầu không khí đang
không tốt, không nên nói ra thì hơn.
[1] Câu thơ thứ hai và thứ tư trong bài Thường Nga của nhà thơ Lý
Thương Ẩn thời Đường.