gặp trong Tây ngữ, thường được người nói tiếng Tây ngữ dùng thay thế âm
này. Ss. HY trong mục Y.
V đọc như âm v tiếng Anh, nhưng không phân bố cuối từ. Xem F.
W đọc như âm w /w/ tiếng Anh. HW là âm w vô thanh, như trong white
tiếng Anh theo cách phát âm miền Bắc /ʍaɪt/. Âm này không hiếm gặp ở vị
trí đứng đầu trong tiếng Quenya, dù có vẻ cuốn sách này không đưa ra ví dụ
nào. Cả v và w đều được dùng khi phiên âm tiếng Quenya, bất kể chính tả
Quenya đã đồng hóa vào tiếng La tinh, vì các âm đó đều gặp trong ngôn
ngữ Quenya và có nguồn gốc khác nhau.
Y trong tiếng Quenya dùng cho phụ âm y, như trong you /juː/ tiếng
Anh. Trong tiếng Sindarin y là nguyên âm (xem phần sau). HY đối với y
cũng như HW với w, ký âm thường thấy trong hew, huge /hjuː; hjuːdʒ/ tiếng
Anh; h trong eht, iht tiếng Quenya cũng là âm này. Âm sh /ʃ/ tiếng Anh
thường gặp trong Tây ngữ, thường được người nói tiếng Tây ngữ dùng thay
thế. Ss. TY đã nói trên. HY thường phái sinh từ sy- và khy-; trong cả hai
trường hợp các từ Sindarin có liên quan thường bắt đầu bằng h, như trong
Q. Hyarmen “phía Nam” - S. Harad.
Lưu ý rằng những phụ âm viết lặp như tt, ll, ss, nn thể hiện các phụ âm
“kép” kéo dài. Cuối những từ nhiều hơn một âm tiết, phụ âm kép này
thường viết giản lược: như Rohan rút gọn từ Rochann (dạng cổ Rochand).
Trong tiếng Sindarin các tổ hợp ng, nd, mb, vốn rất phổ biến trong các
ngôn ngữ Eldar giai đoạn trước, phải trải qua nhiều biến đổi. mb trở thành
m trong mọi trường hợp, nhưng vẫn đươc coi là phụ âm dài khi tính trọng
âm (xem ở phần dưới), vì vậy được viết là mn nếu có khả năng gây ra lẫn
lộn trọng âm khi viết gọn
. ng giữ nguyên, trừ ở vị trí đứng đầu hoặc đứng
cuối thì trở thành âm mũi đơn giản (như trong sing /sɪŋ/ tiếng Anh). nd nói
chung biến đổi thành nn, như trong Ennor “Trung Địa”, Q. Endóre; nhưng
vẫn giữ nguyên là nd khi đứng cuối các từ đơn tiết mang trọng âm duy nhất
như thond “rễ” (ss Morthond “Rễ Đen”) hoặc đi trước r, như Andros “bọt