sinh từ sl- đứng đầu). Trong tiếng Quenya (cổ) viết là hl, nhưng tới Kỷ Đệ
Tam thường phát âm là l.
NG ký âm ng như trong finger /'fɪŋgə/ tiếng Anh, trừ khi đứng cuối thì
đọc như sing /sɪŋ/. Âm cuối này xưa cũng từng phân bổ ở đầu từ trong tiếng
Quenya, nhưng đã được phiên âm là n (như trong Noldo) theo cách phát âm
Kỷ Đệ Tam.
PH ghi âm giống như f. Cách viết này dùng trong các trường hợp: (a)
khi âm f đứng cuối từ, như trong alph “thiên nga”; (b) khi âm f liên quan tới
hoặc phái sinh từ p, như trong i-Pheriannath “những người Tí Hon”
(perian); (c) ở vị trí đứng giữa trong một số từ, ký âm ff dài (bắt nguồn từ
pp) như trong Ephel “hàng rào ngoài”; (d) từ tiếng Adûnaic và Tây ngữ,
như trong Ar-Pharazôn (pharaz “vàng”).
QU được dùng viết cw, tổ hợp rất thường thấy trong tiếng Quenya, dù
không gặp trong Sindarin.
R ký âm rung r dù ở vị trí nào; không bị câm khi đi trước phụ âm
(chẳng hạn như trong part /pɑːt/ tiếng Anh). Orc và một số Người Lùn nghe
nói từng dùng âm r lùi, tức âm rung lưỡi con, bị dân Eldar coi là rất thô tục.
RH ký âm r vô thanh (thường phái sinh từ sr- đứng đầu trong lịch sử).
Tiếng Quenya viết là hr. Ss L.
S luôn là âm vô thanh như trong so, geese /səʊ, giːs/ tiếng Anh; âm z
không tồn tại trong tiếng Quenya hay Sindarin đương đại. SH thấy trong
Tây ngữ, tiếng Người Lùn và tiếng Orc ký âm tương tự sh /ʃ/ trong tiếng
Anh.
TH ký âm th vô thanh tiếng Anh trong thin cloth /θɪn klɒθ/. Trong khẩu
ngữ Quenya đã biến thành s, dù vẫn viết bằng chữ khác như trong Q. Isil -
S. Ithil, “Mặt Trăng”.
TY ký âm có lẽ tương tự t trong tune /tju:n/ tiếng Anh. Âm này chủ
yếu phái sinh từ c hoặc t+y. Âm ch /tʃ/ như trong tiếng Anh, vì rất thường