ando - cổng, umbar - số phận, anga - sắt, ungwe - mạng nhện; (3) thúle
(súle) - tinh thần, formen - Bắc, harma - kho báu (hoặc aha điên giận),
hwesta - gió nhẹ; (4) anto - miệng, ampa - móc, anca – hàm, unque - lũng;
(5) númen - Tây, malta - vàng, noldo (xưa là ngoldo) - người Noldor,
nwalme (xưa là ngwalme) - tra tấn; (6) óre - tim (nội tâm), vala - quyền
năng thiên sứ, anna - quà tặng, vilya - không khí, bầu trời (xua là wilya);
rómen - Đông, arda - xứ sở, lambe - lưỡi, alda - cây; silme - ánh sao, silme
nuquerna (s đảo ngược), áre - ánh mặt trời (hoặc esse tên), áre nuquerna;
hyarmen - Nam, hwesta sindarinwa, yanta - cầu, úre - sức nóng. Những
trường hợp có hai tên là do đặt tên trước khi có biến đổi ngữ âm trong cách
nói tiếng Quenya của lớp Tha Hương. Vì thế số 11 có tên harma khi dùng
ghi âm xát ch ở mọi vị trí, nhưng khi âm đầu ch biến đổi thành h
là ch khi đúng giữa từ), nó có tên mới là aha. áre ban đầu là áze, nhưng sau
khi z hợp nhất với 21, ký hiệu này được dân Quenya chuyển sang dùng ghi
âm ss rất thường gặp trong tiếng đó, nên đổi tên là esse. hwesta sindarinwa
tức “âm hw trong tiếng Tiên xám”; có tên đó là vì tiếng Quenya đã dùng 12
ghi âm hw, mà lại không cần khu biệt giữa các ký hiệu chỉ chw và hw. Tên
các chữ cái được biết đến và sử dụng nhiều nhất là 17 n, 33 hy, 25 r, 10 f:
númen, hyarmen, rómen, formen = Tây, Nam, Đông, Bắc (ss. Sindarin dûn
hay annûn, harad, rhûn hay amrûn, forod). Những chữ cái này vẫn thường
dùng ký hiệu bốn hướng T, N, Đ, B, kể cả trong các ngôn ngữ dùng thuật
ngữ khác. Ở miền Tây, các phương được kể theo thứ tự này, bắt đầu từ Tây
khi quay mặt về Tây; hyarmen và formen nghĩa đen là phía tay trái và phía
tay phải (trái với thứ tự trong rất nhiều ngôn ngữ Con Người)