- Ôi bà ơi, cháu Thắng nó chết rồi, mấy tháng trước cháu lên rừng đẵn
trúc về làm sáo bị con rắn xanh nó mổ, cháu chết đã xanh cỏ rồi bà ạ.
- Tôi quen cháu đã lâu, nay có dịp qua vùng này vào thăm cháu.
Không biết cháu mất rồi. Bà cho tôi vào thắp nén hương cho cháu.
Mẹ Lụa châm ba nén hương cắm vào bát hương của Thắng rồi nhìn
lên tấm ảnh người con trai khôi ngô tuấn tú. Bà tiếc rẻ, nếu người này còn
sống làm con rể ta chẳng tốt sao. Rồi bà khấn:
- Âm dương hai cõi khác nhau làm sao mà lấy được nhau. Nếu có linh
thiêng xin phù hộ cho em Lụa khoẻ mạnh, lấy được một tấm chồng tốt.
Bà mẹ Thắng mời mẹ Lụa ngồi xươi nước. Xong tuần nước thì hai
người phụ nữ như đã thân nhau. Bà mẹ Thắng kể:
- Bà ơi, tôi đang rối ruột chẳng biết tính sao đây. Mấy tháng trước
thằng Thắng về báo mộng nó muốn lấy vợ, bảo tôi sắm lễ vật đi hỏi vợ cho
nó.
- Thế người nó muốn lấy ở đâu hả bà?
- Nó có nói mà tôi quên mất, mộng mị là quên ngay ấy mà.
- Khổ, cậu ấy chết trẻ quá, còn ham cõi dương.
Mẹ Lụa đau đớn khi biết con mình yêu phải người âm nhưng vốn bà là
người cứng rắn. Về nhà bà hỏi Lụa:
- Con đã đi chợ Rằm ở gốc dâu cổ thụ?
- Sao mẹ biết?
- Thắng của con chết rồi.
- Trời ơi, sao thế được hả mẹ?
Mẹ Lụa bèn kể cho Lụa nghe về cái chợ kỳ lạ. Phiên chợ ấy chỉ họp
vào ngày rằm hàng tháng, cả người âm và người dương cùng họp chung.
Người dương đi chợ thì phải mang theo bát nước, nếu có ai mua hàng của
mình phải thả đồng tiền vào bát nước, nếu đồng tiền chìm là tiền dương,
còn tiền nổi là tiền âm. Là tiền âm thì không bán, vì sáng ngày tiền hoá
thành đất cả. Mẹ đi cái chợ ấy có bán mua gì đâu mà chỉ để gặp cha con
thôi. Mỗi tháng mẹ được gặp cha một lần. Nhưng khi gặp mẹ bố con cũng
có vui đâu. Ông ấy đã có cuộc sống riêng của ông ấy rồi. Thương mẹ mà cứ