hoàn... Những từ này vô cùng quen tai, trong thoáng chốc, Quý Đường
Đường bật thốt lên một câu hỏi: "Thôi Bối Đồ*?" Ông già kia sửng sốt một
chút, ngẩng đầu nhìn Quý Đường Đường, nhờ cái ngẩng đầu này Quý
Đường Đường mới phát hiện ra ông ta là một người mù, tròng mắt trắng dã,
tựa như bị thứ gì đó phủ lên - nhưng ông ta vẫn ngẩng đầu lên nhìn, hệt như
vẫn thấy được. *Trong Dịch Lý có một thuật , tên gọi là Thôi Bối Đồ ,
nguyên lý của thuật này là nhìn bức tranh họa (Đồ) mà người xem nhập
tâm (Thôi) tìm hiểu ngôn ngữ ẩn , tâm trạng của bức tranh mà phác họa
thành bài thơ tiên tri ( Bối=Bốc) . Giá trị của bài thơ ở chổ tiên tri (thấy
trước) được Vận Mệnh của một cá nhân , hay một tập thể dòng họ , xa hơn
nữa có thể tiên tri được Vận Mệnh của một quốc gia . Mức độ chính xác
của Thôi Bối Đồ không thua gì thuật Sấm Vĩ. Vì Thôi Bối Đồ là cha đẻ của
thuật Sấm Vĩ.( via Thiện Minh - diễn đàn Lý Số VN) Ông ta nhanh chóng
quay lại tư thế ban đầu, chỉ thấp giọng nói: "Giờ người biết đến Thôi Bối
Đồ không nhiều lắm đâu..." Quý Đường Đường cười cười, cũng không biết
nên nói gì, từ lúc gia đình xảy ra biến cố, cô mới bắt đầu quan tâm đến
những chuyện tâm linh kỳ bí, Thôi Bối Đồ của Viên Thiên Cang và Lý
Thuần Phong, Thiêu Bích Ca của Lưu Bá Ôn, cùng với Mai Hoa Thi của
Thiệu Ung, đều là lần lượt tìm xem được trong khoảng thời gian đó, Thôi
Bối đồ tổng cộng có sáu mươi tượng, có ý hợp lại thành một giáp, ông cụ
này vừa nhẩm quẻ tượng thứ năm, thuật lại chuyện Dương Ngọc Hoàn gửi
mệnh ở trạm Mã Ngôi, trong sách, mỗi một quẻ tượng đều tương ứng với
một bức tranh, bức tranh quẻ thứ năm Quý Đường Đường đến giờ vẫn còn
nhớ, là một người đàn bà phục sức quý giá mỹ lệ nghiêng mình mà nằm,
bên cạnh có một cái yên ngựa, còn có một quyển sách sử, Kim Thánh Thán
đời sau từng bình về Thôi Bối Đồ, chỉ ra người đàn bà này chính là Dương
Ngọc Hoàn đã chết ở Mã Ngôi dịch, yên ngựa và sách sử đều là hài âm ám
chỉ, một chỉ An Lộc Sơn, một chỉ Sử Tư Minh. Người này vậy mà lại thuộc
Thôi Bối Đồ, Quý Đường Đường nghĩ cũng thật là khéo, cô nhìn xuống
ông già đó: "Cụ à, mệnh này tính thế nào?" "Một lần một trăm."