4
Ôi chao, chưa bao giờ có người nào gọi ông ta là người hát rong tốt bụng cả.
Ông cảm thấy lâng lâng sung sướng. Ông ta về lại cái lều của mình và tiếp tục
phát tiền cho mọi người. Số đông nhận mỗi người hai đôla, những người tỏ ra lễ
phép, lịch sự thì nhận được nhiều hơn. Một lão già bước tới, quỳ mọp xuống và
hôn chân người hát rong. Lão run rẩy nói:
- Ôi con người từ tâm vĩ đại, cháu xin cảm ơn người ngàn lần!
Người hát rong rất cảm động. Ông nói:
- Chết, xin cụ đừng làm như vậy.
Và ông ta đưa cho lão già hai mươi đôla. Chẳng mấy chốc chuyện này lan ra
nhanh chóng trong dòng người xếp hàng. Người ta rỉ tai nhau, càng nói tốt về
người hát rong thì càng nhận được nhiều tiền. Nhiều người rời khỏi hàng vì họ
không muốn hạ mình cầu xin. Nhưng lại có nhiều người thế ngay vào chỗ của họ
và chẳng bao lâu mỗi người mỗi người nhận được hai mươi đôla. Đến năm giờ
chiều người hát rong treo tấm bảng với dòng chữ: "Đã đến giờ đóng cửa, ngày
mai phát tiếp". Ông ta đi vào trong nhà, người mệt mỏi rã rời, ngồi xuống ghế và
ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Đến nửa đêm ông ta nghe thấy có tiếng động ở
ngoài đường liền đi ra phía cửa sổ và giật mình khi thấy mọi người vẫn xếp hàng
kín cả phố. Nhiều người mang theo chăn và lăn quay ra ngủ, có người thậm chí
dựng lều. Một người đàn ông kéo đến một cái xe bầy bán bánh mỳ batê và dồi
rán. Không ai muốn bị mất chỗ, mọi người đều chờ đợi cho hết đêm ngay trên
đường phố, như người ta xếp hàng mua vé biểu diễn của các ngôi sao nhạc pop
vậy. Người hát rong mỉm cười. Ông ta thấy mình như một ngôi sao điện ảnh. Tất
cả họ tới đây chỉ vì mình! Một nhóm phóng viên truyền hình tới rất sớm, họ
phỏng vấn người hát rong. Và ông ta xuất hiện trên màn hình vào chương trình
bản tin chiều. Người từ bốn phương đổ về xem sự kiện này. Cảnh sát được điều
đến điều khiển giao thông và giữ gìn trật tự. Dòng người mỗi lúc một dài hơn và
người hát rong chi mỗi lúc một nhiều tiền hơn. Ông ta buộc phải chi thì đúng
hơn. Mọi người trông chờ ông phải cho họ khi họ tử tế với ông. Họ rất cố gắng để