Nguyễn Đắc Xuân
Chuyện các bà trong cung Nguyễn
- 18 -
GƯƠNG CẦN KIỆM CỦA MỘT HOÀNG THÁI HẬU
Bà Từ Dũ là một Hoàng Thái Hậu, mẹ vua Tự Đức, một bâc hiền phụ ở nước ta
vào cuối thế kỷ XIX.
Bà tên thật là Phạm Thị Hằng, trưởng nữ của công thần Phạm Đăng Hưng,
Người gốc Gò Công ( Tiền Giang).
Từ thuở nhỏ bà đã nổi tiếng thông minh, hiền đức, tính tình hiếu thuận. Năm
14 tuổi bà đã được Thuận Thiên Cao, hoàng hậu(vợ thứ vua Gia Long) tuyển
vào hầu hạ Miên Tông tại Tiềm Đế. Năm 1841 Miên Tông lên ngôi, niên hiệu
Thiệu Trị, bà được phong làm Cung Tân, hai năm sau phong Thành Phi, sáu
năm tiếp theo, bà thành Giai Phi, rồi nhất Giai Phi. Vào cuối đời, vua Thiệu Trị
muốn phong và làm Hoàng Hậu nhưng chưa thực hiện được ý định thì vua
băng.
Bà được Thiệu trị sùng ái, được con là vua Tự Đức hết lòng phụng kính, cuộc
sống vật chất nơi vương triều đạt đến tuyệt đỉnh. Nhưng bà vốn giữ được nếp
sống rất giản dị...
Khi vào ở tại cung Gia Thọ( nay là Diên Thọ) người ta đã sắm sửa cho bà theo
mức giàu sang tột bực, bà chối từ:
- Đồ phụng dưỡng cho bổn thân này đều là của thiên hạ cung nạp, mình đã
không làm đặng sự chi lợi ích cho nhà nước thì thôi, cớ sao giám vọng phi?
Và bà nhất quyết chỉ dùng những đồ dùng cũ có từ trước.
Một hôm nhân đến cung Gia Thọ thỉnh an mẹ, vua Tự Đức thấy trong cung
nhiều vật dụng quá cũ kỹ, nhà vua rất động lòng: cái quạt tre bông phất giấy
hơi rách, cái thổ với cơm rạn nứt một đường dài, vua truyền quan hầu đổi