tệ hơn cả đối với Paul, là chúc mừng tác giả của nó vì đã không ngại thêm
vào đó chất sến súa. Vào thời đại này khi thái độ vô liêm sỉ vượt lên trí tuệ,
có lẽ cần phải nhìn nhận ra ở đây một hành động phản kháng khá dũng cảm,
nhà báo đã kết luận như vậy. Paul cảm thấy mình đang chết. Không phải
một cái chết đột ngột, thẳng thắn mà nói một cái chết như vậy hẳn đã khiến
anh nhẹ nhõm, mà là một quãng hấp hối chậm rãi và ngột ngạt.
Điện thoại di động của anh không ngừng réo chuông, hiện thị trên màn
hình là những số lạ, mỗi lần như thế anh lại ấn phím từ chối cuộc gọi. Cuối
cùng anh gỡ pin ra và biến khỏi các màn hình radar. Anh không tới dự bữa
tiệc cocktail do nhà sản xuất tổ chức, cả tuần không đặt chân đến văn phòng
mà ở lì trong nhà. Một buổi tối, nhân viên giao bánh pizza đưa ra một bản
sách nhờ anh ký tặng, nói thêm rằng anh ta đã nhận ra ảnh chụp anh trên
bản tin thời sự tối qua. Sau khi rắc rối này tái diễn với cô nhân viên thu
ngân của cửa hàng thực phẩm, Paul liền không ló mặt đi đâu nữa. Cho đến
khi Arthur tới gõ cửa nhà anh và dùng sức lôi anh ra khỏi hang ổ. Trái
ngược với Paul, Arthur thấy mừng cho bạn, và anh mang tới những tin tốt
lành.
Nét độc đáo trong câu chuyện của anh đã thu hút sự chú ý của truyền
thông. Maureen, cô trợ lý ở văn phòng kiến trúc sư, đã tận tâm làm điểm
báo. Đa số khách hàng của văn phòng đã đọc cuốn sách và gọi điện chúc
mừng anh.
Một nhà sản xuất phim đã tìm cách gặp anh tại văn phòng, và Arthur đã
giứ tin hay ho nhất để cuối cùng mới tiết lộ, nhà sách Barnes & Noble nơi
anh thường lui tới đã chỉ cho anh thấy cuốn tiểu thuyết bán đắt như tôm
tươi. Thành công mới chỉ trong phạm vi thung lũng Silicon nhưng cứ cái đà
này thì chẳng bao lâu nữa nó sẽ lan rộng ra khắp cả nước, chủ hiệu sách tin
chắc nhưu vây…
Đến sân hiên nhà hàng nơi anh kéo Paul tới, Arthur lưu ý cho anh biết đã
đến lúc phải cạo râu, chăm chút vẻ bề ngoài, gọi lại cho biên tập viên xuất
bản, ông ta đã để lại cho anh phải đến hai chục tin nhắn ở văn phòng, và