đầu vào, khi nước sôi, cái đầu sẽ nổi lên chìm xuống, nhảy múa đủ kiểu,
hơn nữa còn nói lời huyền diệu và ca hát vui mừng. Màn ca múa ấy, cho
một người xem thì giải tỏa hết bao phiền muộn, cho muôn dân xem thì
thiên hạ sẽ thái bình”.
-----
(1)Yến Chi Ngạo Giả là một bút danh khác của Lỗ Tấn. Tháng 9 năm
1924, Lỗ Tấn biên tập xong cuốn “Sĩ đường chuyên văn tạp tập”, ký bút
danh Yến Chi Ngạo Giả trong lời tựa. Thôn Vấn Vấn là địa danh hư cấu,
hai chữ “vấn vấn” có nghĩa là “mịt mờ, không rõ”.
“Diễn đi!”, nhà vua lớn giọng ra lệnh.
Hoàn toàn không mất nhiều thời gian, một chiếc kim đỉnh dùng để nấu
thịt trâu đã được đặt ở ngoài điện, trút đầy nước vào đó, bên dưới chất than
xương thú, châm lửa đốt. Người đen đúa kia đứng bên cạnh, thấy than lửa
đỏ rực, liền tháo cái bọc xuống, mở ra, hai tay bưng một cái đầu đứa trẻ,
giơ cao lên. Cái đầu ấy mi thanh mục tú, răng trắng môi hồng, khuôn mặt
có chút tươi cười, tóc xõa tung, trông như một làn khói xanh biếc. Ông ta
giơ đầu quay về bốn phía một vòng, rồi gác lên miệng đỉnh, môi mấp máy
nói những câu gì không rõ, lại buông tay ra ngay, chỉ nghe “ùm” một tiếng,
cái đầu đã rơi vào trong nước. Bọt nước bắn tung tóe, nước vọt lên cao đến
năm thước, sau đó mọi thứ đều yên lặng.
Sự yên lặng ấy kéo dài một hồi lâu. Quốc vương cáu kỉnh trước tiên,
tiếp đó là vương hậu và phi tử, rồi các đại thần, đám hoạn quan cũng đều
hơi sốt ruột, bọn thù nho béo lùn đã bắt đầu cười nhạt. Nhà vua thấy chúng
cười, nghĩ rằng mình đã bị chơi xỏ, quay lại nhìn đám võ sĩ, muốn ra lệnh
cho chúng bắt lấy tên điêu dân đã phạm tội khi quân kia ném vào vạc nấu
chín luôn một thể.