CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 143

(1)Tử Hạ họ Bốc tên Thương, người nước Vệ thời Xuân Thu, là học

trò của Khổng Tử.

(2)Mặc Tử (khoảng 468 - 376 TCN) tên Địch, người nước Lỗ thời

Chiến Quốc, từng làm đại phu ở nước Tống, ông là một nhà tư tưởng của
Trung Quốc cổ đại, sáng lập ra học phái Mặc gia. Chủ trương của ông là
tiêu dùng tiết kiệm (tiết dụng), phản đối chiến tranh (phi công), mọi người
yêu thương lẫn nhau (kiêm ái), ... Hiện nay còn lưu truyền sách “Mặc Tử”
gồm 53 thiên, hơn một nửa là do học trò của ông viết.

(3)Mặc Tử chủ trương tiết kiệm, nên trong truyện này, mọi sinh hoạt

của ông đều được mô tả hết sức giản dị, đơn sơ.

Ông đi qua nhà bếp, ra tới bên giếng nước ngoài cửa sau, kéo ròng

rọc, múc lên nửa gầu nước, bưng lấy uống mười mấy hớp, uống xong thì
đặt chiếc gầu sành xuống, lau lau miệng, bỗng nhìn ra góc vườn rồi kêu
lên:

“A Liêm! Sao con về vậy?”.

A Liêm cũng đã thấy ông, liền chạy thẳng tới trước mặt, đứng một

cách rất khuôn phép lễ độ, giũ tay xuống, thưa một tiếng “tiên sinh”, rồi kể
với giọng điệu nghe có chút tức giận:

“Con không làm nữa! Bọn họ nói một đằng, làm một nẻo. Nói chắc

chắn sẽ cho con một ngàn chậu hạt ngô, nhưng lại chỉ đưa có năm trăm
chậu. Con đành bỏ đi thôi!”.

“Nếu mà cho con hơn một ngàn chậu thì con có bỏ đi không?”.

“Không ạ!”, A Liêm đáp.

“Vậy hoàn toàn không phải do bọn họ nói một đằng, làm một nẻo, mà

là do ít ỏi đó thôi!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.