(1)Đây thật ra là lời của Mạnh Tử khi công kích Mặc gia. Thiên
“Đằng Văn Công” sách “Mạnh Tử” có câu: “Họ Dương (Dương Chu) thì vị
ngã, đó là không vua. Họ Mặc (Mặc Tử) đòi kiêm ái, đó là không cha. Mà
không cha, không vua thì chính là cầm thú vậy”.
(2)Công Thâu Ban là người nước Lỗ thời Xuân Thu, từng phát minh
và chế tạo ra rất nhiều dụng cụ, khí giới tinh xảo. Các sách cổ gọi ông là
“Xảo nhân” (con người khéo léo).
(1)Câu cự là các dụng cụ trên thuyền chiến do Công Thâu Ban chế ra.
Câu là cái móc, hễ quân địch lui thì dùng nó để móc lại; cự là cái nạng, hễ
quân địch áp sát thì dùng nó để đẩy ra.
Ông thấy Canh Trụ Tử đã cho bánh ngô vào lồng hấp, liền về phòng
của mình, lôi từ trong chiếc tủ áp tường ra một nắm rau dưa tẩm muối khô,
một cây dao đồng sứt mẻ, mặt khác ông còn tìm lấy một tấm vải bọc rách te
tua, đợi khi Canh Trụ Tử mang bánh ngô đã hấp chín tới thì gom tất cả cho
vào thành một bao. Áo quần không hề chuẩn bị, cũng không mang theo
khăn tay rửa mặt, ông chỉ siết dây da buộc chặt bao một cái rồi bước xuống
nhà dưới, xỏ giày rơm, vác bao lên lưng và đi ngay không một chút chần
chừ. Từng đợt hơi nóng của bánh hấp trong bao còn bốc lên nghi ngút.
“Khi nào tiên sinh mới trở về ạ?”, Canh Trụ Tử hỏi với theo từ phía
sau.
“Chắc cũng phải hai mươi ngày”, Mặc Tử đáp và vẫn cứ bước đi.
2.
Khi Mặc Tử tới địa phận nước Tống, giày cỏ của ông đã đứt ba bốn
lần, ông thấy phồng rộp lòng bàn chân, bèn dừng lại xem thử, thì ra đế giày
đã bị mài lõm một lỗ lớn, trên chân ông có mấy chỗ đã chai sạn, còn mấy
chỗ thì sưng mủ (1). Ông không thèm để ý chuyện đó, vẫn cứ đi. Men theo
con đường quan sát tình hình, ông thấy dân cư cũng đông đúc, nhưng dấu