tích của nạn hồng thủy và họa binh đao thời xưa vẫn in vết nơi nơi, dân
sinh đâu thể trong một sớm mà đổi khác. Đi hết ba ngày, không nhìn thấy
tòa nhà to lớn, không nhìn thấy gốc đại thụ, không nhìn thấy con người đầy
sức sống, không nhìn thấy cánh đồng lúa phì nhiêu, vậy là đã tới kinh thành
rồi (2).
-----
(1)Thiên “Tu vụ huấn” sách “Hoài Nam Tử” có chép: “Xưa nước Sở
muốn đánh Tống, Mặc Tử cảm thương, từ nước Lỗ đi một mạch, mười
ngày mười đêm, chân chai sạn cũng không nghỉ, xé áo bọc lấy chân mà đi
tới thành Dĩnh”.
Thiên “Công Thâu” sách “Mặc Tử” cũng chép: “Công Thâu Ban chế
tạo cho nước Sở khí giới gọi là thang mây. Mặc Tử hay tin, từ nước Lỗ đi
mười ngày mười đêm không nghỉ, tới nỗi rách quần, nát giày, hở cả chân,
để đến kinh đô của nước Sở là thành Dĩnh, xin gặp Công Thâu Ban”.
(2)Kinh đô nước Tống là Thương Khâu, nay thuộc tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc.
Tường thành cũng rất cũ nát, nhưng có mấy chỗ lấy đá mới đắp thêm
vào. Bên rãnh nước bảo vệ thành là một đống bùn lầy, như có ai nạo vét ra,
song bên mép rãnh thì chỉ thấy mấy tên nhàn rỗi ngồi đó tựa như đang câu
cá.
“Hình như bọn chúng cũng nghe được tin tức rồi”, Mặc Tử nghĩ. Ông
nhìn kỹ mấy người câu cá, trong đó không có ai là học trò của ông.
Ông quyết định vượt thành đi qua, thế là đi tới gần cửa ải phía Bắc,
ông xuôi theo con phố chính giữa, thẳng một mạch về hướng Nam. Quang
cảnh trong thành rất tiêu điều, nhưng cũng rất yên tĩnh. Các cửa hàng đều
treo bảng giảm giá, song chẳng thấy người mua, mà hàng hóa trong tiệm
cũng chẳng ra hồn. Trên đường phố thì lầy lội và nhớp nhơ bụi đất.