CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 174

CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI

Lỗ Tấn

www.dtv-ebook.com

Phụ Lục 1: "Quan" Của "Xuất Quan"

Truyện lịch sử “Xuất quan” được viết vội của tôi vừa đăng lên báo

“Hải yến” thì gặp phải không ít phê bình, nhưng hầu hết đều khiêm tốn nói
là “cảm tưởng sau khi đọc”. Thế rồi có người nói: “Nguyên nhân là bởi
tiếng tăm của tác giả”. Lời nói ấy không sai. Hiện tại rất nhiều tác giả mới
đang nỗ lực sáng tác, nhưng đều không nhận được sự chú ý của các nhà phê
bình đến mức này, thi thoảng độc giả phát hiện ra rồi số lượng tiêu thụ tăng
lên đến một hai nghìn bộ, vậy là bị đánh hội đồng, cái gì mà “nhận được cả
danh lẫn lợi”, “không nên quay lại”, rồi “này kia kia nọ”, họ chỉ lo rằng anh
tác giả vẫn còn chút hơi thở, nhất định phải khiến cho từ nay về sau không
thể thốt lên thêm được một tiếng nào nữa, như vậy mới xem như thiên hạ
thái bình, văn đàn muôn năm. Nhưng ở một phương diện khác, các dũng sĩ
khảng khái cũng lộ mặt, ra vẻ hùng hồn, họ chỉ tay thét lớn: “Trung Quốc
chúng ta có được một nửa của Tolstoy không? Có được một nửa của
Goethe không?”, xấu hổ vô cùng, quả thật không có. Nhưng thực chất cũng
đâu cần hùng hổ thế, bởi từ khi vỏ trái đất ngưng kết, bắt đầu xuất hiện các
sinh vật cho đến nay, nước Nga và nước Đức cũng chỉ có một Tolstoy và
một Goethe ở mỗi nước mà thôi.

Tôi chưa từng gặp phải sự đả kích và đe dọa kiểu ấy, đúng là cực kỳ

may mắn, nhưng lần này tôi lại muốn phá bỏ cái thói quen xưa nay luôn im
lặng trước những lời phê bình. Tôi xin nói vài câu, cũng hoàn toàn không
có ý gì khác, chỉ cho rằng: Nếu nhà phê bình có quyền phê phán tác giả qua
tác phẩm, thì tác giả cũng có quyền phê phán nhà phê bình qua bài phê
bình, chúng ta đừng ngại gì nữa, cứ nói ra thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.